• Xây dựng đời sống văn hóa > Đạo đức - Lối sống

Thành phố hoa Sa Đéc khoe sắc vào Xuân

Làng hoa Sa Đéc đua nở quanh năm với muôn hồng, nghìn tía được chuyển đi khắp nơi trên toàn quốc và còn xuất khẩu ra nước ngoài. Hiện nay, làng hoa xã Tân Quy Đông đã nâng lên thành phường. Thị xã Sa Đéc cổ kính đã nâng lên là thành phố trực thuộc tỉnh với trên 2.300 hộ tham gia canh tác hơn 600 ha hoa kiểng. Đặc biệt, hoa kiểng cũng là 1 trong 5 mặt hàng chủ lực được UBND tỉnh Đồng Tháp chọn trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đưa làng hoa phát triển thành thành phố hoa. Giá trị sản xuất hoa kiểng Sa Đéc mỗi năm đạt khoảng 1.500 tỷ đồng, chiếm trên 70% giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp thành phố.

Nét đặc sắc của tập quán xã hội và tín ngưỡng lễ Ét đông

Người Ba Na (nhánh Giơ Lâng) huyện Kon Rẫy (tỉnh Kon Tum) cũng như các dân tộc khác sống trên vùng Trường Sơn Tây Nguyên, với tín ngưỡng đa thần, “vạn vật hữu linh” ... có rất nhiều lễ hội liên quan đến vòng đời con người, cây trồng, vật nuôi. Ét Đông là một trong những lễ hội đặc sắc đó.

Xuân về trẩy hội với cộng đồng các dân tộc Hà Giang

Xuân đã về mang theo màu áo mới trên khắp bản làng quê hương Hà Giang. Trên những nẻo đường đồi quanh co, bao bọc lấy bản làng nơi lưng chừng núi, bên những tường rào đá, những mái ngói âm dương rêu phủ, hoa đào, hoa lê, hoa mận đua nhau khoe sắc, tiếng gà gáy, tiếng mõ trâu quen thuộc nhưng nay bỗng rộn ràng khi cất cùng ở một không gian, một địa điểm, những bộ váy áo lung linh sắc màu, xúng xính trong các lễ hội làm bừng sáng cả đất trời Hà Giang.

Năm Dần nói chuyện về cù lao ông Hổ

“Ông Hổ”, “Ông Cọp” hay “Ông Ba Mươi” là những danh xưng kính trọng, nể sợ đối với loài cọp của lưu dân trong quá trình khẩn hoang miền Nam. Đến nay, vẫn còn khá nhiều đình, am, miếu… ở đồng bằng sông Cửu Long có tranh, tượng, phù điêu, thờ cúng Ông Hổ. Đặc biệt, xã Mỹ Hòa Hưng, Long Xuyên, An Giang, quê hương của cố Chủ tịch Tôn Đức Thắng - còn có tên gọi khác là cù lao Ông Hổ.

Xuân về trên dãy Trường Sơn

Hằng năm, khi tiếng chim pricoh hót líu lo và hoa lan đua nở khắp núi rừng là báo hiệu mùa xuân lại về trên dãy Trường Sơn. Những năm trước đây, người Cơ Tu thường ăn cái Tết riêng của đồng bào, tức là Tết “ăn mừng cơm mới” sau mỗi vụ mùa. Mươi năm trở lại đây, Tết cổ truyền của người Kinh đã trở thành cái Tết chung cho người Cơ Tu. Tuy nhiên, người Cơ Tu vẫn giữ được nét văn hóa ngày Tết riêng biệt của dân tộc mình.

Mùa Xuân nghe hát giao duyên dân tộc Cơ Tu

Từ lâu, đồng bào Cơ Tu vùng núi Quảng Nam luôn xem mùa Xuân là mùa của vạn vật sinh sôi nảy nở, mùa của những lễ hội truyền thống, mùa của tình yêu, và cũng là mùa những câu hát giao duyên của người Cơ Tu bắt đầu. Những câu hát giao duyên ấy, có sức sống mãnh liệt, trở nên hấp dẫn, ngân nga theo mây ngàn lan tỏa khắp vùng Trường Sơn. Dẫu bạn chỉ nghe một lần, thì lời ca vẫn có sức hút kỳ lạ, bởi thẳm sâu câu hát giao duyên ấy ẩn chứa khát vọng sống của lứa đôi, không chỉ làm đắm say người nghe mà còn hé lộ nhiều điều thú vị về nét văn hóa bản địa Cơ Tu đặc sắc.

Khám phá vẻ đẹp Áo dài ngũ thân

Mấy năm gần đây, có nhiều sự kiện tôn vinh Áo dài ngũ thân nói riêng và Áo dài Việt nói chung nhằm góp phần giữ gìn, phát huy, khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc qua chiếc áo dài, đồng thời hướng tới ghi danh Áo dài là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, làm cơ sở để lập hồ sơ trình UNESCO ghi danh. Áo dài Việt là một phần trong chiến lược xây dựng thương hiệu văn hóa quốc gia, trong phát triển kinh tế lâu dài, ổn định và bền vững.