• Xây dựng đời sống văn hóa > Đạo đức - Lối sống

Bà Hoàng Hoa với tấm lòng nhân ái

Ở tỉnh Đồng Tháp hầu như ai cũng biết đến bà Nguyễn Hoàng Hoa (sinh năm 1961) ở khóm 3, thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông. Bà Hoa không chỉ là một nữ doanh nhân thành đạt mà còn có tấm lòng nhân ái bao la, được nhiều người yêu quý, ngưỡng mộ.

Trạng nguyên Vũ Kiệt và những lời tâm huyết chấn hưng đạo học, trị nước an dân

Vũ Kiệt (1453-?) người làng Cửu Yên, xã Yên Việt, huyện Siêu Loại, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc - nay là thôn Cửu Yên, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh, hiếu học. Năm Nhâm Thìn (1472 âm lịch), ở tuổi vừa chớm đôi mươi, Vũ Kiệt đỗ Trạng nguyên dưới thời Lê Thánh Tông.

Ý nghĩa lớn từ những điều rất nhỏ

“Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ” (Prank A.Clark). Những điều rất nhỏ, đôi khi lại tạo nên sự khác biệt, sự thay đổi mang tính bước ngoặt trên hành trình cuộc đời mỗi người.

Tấm lòng của mệ Chanh

Nhằm góp phần chia sẻ những khó khăn của các lực lượng đang ngày đêm căng mình chống dịch, bằng tấm lòng của một người công dân xứ Huế đối với đồng bào mệ Nguyễn Thị Chanh thường trú ở phường Thuận Lộc - TP Huế (TT Huế) đã quyết định dành số tiền dành dụm bao lâu nay của mình để ủng hộ các khu cách ly.

Gương Bí thư Đảng ủy xã năng động, sáng tạo

Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ “Một tấm gương sống còn hơn một trăm bài diễn văn”, những năm qua, dù ở cương vị công tác nào, ông Chu Quốc Hoàng - cũng luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giao và được các cấp khen thưởng. Đặc biệt, trên cương vị Bí thư Đảng ủy xã, ông đã đưa Nghĩa Phúc (Yên Bái) từ một xã khó khăn đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM) và hiện nay đang xây dựng xã NTM nâng cao.

Mắc bệnh hiểm nghèo vẫn lạc quan, tham gia chống dịch COVID-19

Chị Đỗ Thị Chinh, sinh năm 1985, làm Bí thư Đoàn Thanh niên xã Phú Hiệp (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) từ năm 2016 đến nay. Là phụ nữ đảm nhiệm trọng trách thủ lĩnh Đoàn thanh niên cơ sở, chị Chinh luôn thể hiện tinh thần xung kích, bản lĩnh của người chỉ huy, hòa đồng với lực lượng đoàn viên, thanh niên và rất nhiệt tình trong công tác, luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Chuyện thêm về Lê Hiến Tông

Trên Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 471 (kỳ 2, tháng 8/2021), chúng tôi đã có bài viết về Lê Hiến Tông - ông vua “lấy lòng nhân chế ngự kẻ dưới”. Song, Lê Hiến Tông không chỉ nổi tiếng trong lịch sử về sự ôn hòa, nhân từ mà ông còn là vị hoàng đế anh minh, có nhiều chính sách đúng đắn, tiến bộ phát triển đất nước cuối thế kỷ XV - đầu thế kỷ XVI.

Nhường nhịn và tha thứ

Trong cuộc sống, nhường nhịn, tha thứ là một đức tính vô cùng quý báu, nó hóa giải được mọi tình huống phức tạp và tôn vinh giá trị cao đẹp của một con người.

“Một miếng khi đói bằng một gói khi no”

Đại dịch COVID -19 đã khiến cho cuộc sống của không ít người gặp khó khăn, vì vậy câu “Một miếng khi đói/ bằng một gói khi no”, càng khiến tôi nhớ đến lời ru của mẹ: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Bởi trong khi đói khát, hoạn nạn con người ta cần lắm sự giúp đỡ, sẻ chia của mọi người và cộng đồng xã hội.

Ông vua “lấy lòng nhân chế ngự kẻ dưới”…

Lê Hiến Tông (1461-1504) là vị vua thứ sáu của nhà Hậu Lê, người kế nghiệp Lê Thánh Tông. Ông lên ngôi khi đã gần 40 tuổi (1497), thời gian trị vì chỉ 7 năm (1497-1504), lại đứng dưới một cái bóng rất lớn là công nghiệp lớn lao của vua cha… nhưng được đánh giá là sự tiếp nối xứng đáng khi duy trì được sự thái bình thịnh trị của quốc gia Đại Việt. Lê Hiến Tông nổi tiếng là ông vua nhân từ, ôn hòa trong lịch sử nước nhà.

Một điều dưỡng yêu nghề

“Hạnh phúc là cống hiến” không chỉ là một thông điệp mà còn là phương châm sống của điều dưỡng Nguyễn Đất Lợi - Trung tâm Y tế huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.

“Hiến giọt máu đào, trao người cuộc sống”

Những năm gần đây, ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đã có nhiều gia đình tích cực hiến tặng những giọt máu hồng tình nghĩa để cứu giúp người bệnh vượt qua cơn nguy kịch. Nổi bật là gia đình ông Hoàng Văn Chánh.