Thông tin tư liệu > Tư liệu trong nước
Nổi bật
Thư viện Trường Đại học Mở Hà Nội, phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học trong kỷ nguyên số
Viện Đại học Mở Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 535/QĐ-TTg ngày 3-11-1993 của Thủ tướng Chính phủ, tiền thân của Trường Đại học Mở Hà Nội ngày nay. Đây là một trường đại học công lập hoạt động trong hệ thống các trường đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý, xây dựng xã hội học tập và hỗ trợ người dân học tập suốt đời bằng cách nghiên cứu lý luận, thử nghiệm và phát triển hệ thống giáo dục mở; thực hiện thử nghiệm tự chủ giáo dục đại học, đưa nhanh ứng dụng công nghệ vào giáo dục đại học, phục vụ người dân mọi lứa tuổi học mọi lúc, mọi nơi với mọi trình độ. Đồng thời, mở ra cơ hội học tập cho mọi người, với chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng với nhiều loại hình; chú trọng giáo dục từ xa, đa ngành, đa trình độ, phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước và hội nhập quốc tế, với mở triết lý đào tạo: Mở cơ hội - Mở trái tim - Mở trí tuệ - Mở tầm nhìn - Mở tương lai.
Bảo vệ môi trường hướng đến phát triển bền vững ở Bắc Ninh: Thực trạng và giải pháp
Bảo vệ môi trường (BVMT) và phát triển bền vững (PTBV) là những vấn đề lớn, vừa là tiền đề, vừa là kết quả của nhau, đồng thời là cơ sở cho hoạch định đường lối, chính sách phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội. Với chủ trương “phát triển kinh tế đi đôi với BVMT” và “BVMT hướng đến PTBV”, những năm qua, công tác BVMT ở Bắc Ninh được quan tâm, chú trọng, môi trường có nhiều chuyển biến tích cực; ô nhiễm môi trường, nhất là ở một số làng nghề bước đầu được khắc phục, nhưng chưa đáp ứng của yêu cầu PTBV.
Cán bộ, đảng viên Binh đoàn 11, Bộ Quốc phòng học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ kiệt xuất của Đảng và dân tộc Việt Nam. Người đã để lại cho cách mạng Việt Nam và văn hóa thế giới một di sản to lớn về hệ thống tư tưởng, đạo đức, nhân cách và phong cách của một con người toàn vẹn… Việc học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh của cán bộ, đảng viên nói chung và cán bộ, đảng viên Binh đoàn 11, Bộ Quốc phòng nói riêng là việc làm cần thiết, cấp bách và quan trọng giúp đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống và các tệ nạn xã hội khác.
Một số phương pháp xử lý chất liệu mới ứng dụng trong ngành Thiết kế thời trang Việt Nam hiện nay
Những thành tựu vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội, tạo nên bước ngoặt mới trong lịch sử văn minh nhân loại, hình thành nền kinh tế tri thức với những đòi hỏi vô tận về sự sáng tạo. Chính vì những tác động lớn lao này, ngành Thiết kế thời trang cũng phát triển mạnh mẽ và áp dụng được nhiều thành quả của tri thức thời đại vào công đoạn thiết kế - sản xuất. Nhiều loại vải thông minh và thân thiện với môi trường ra đời, nhiều phương pháp xử lý chất liệu mới xuất hiện với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại đã tạo nên những hiệu quả thẩm mỹ mới cho ngành Thiết kế thời trang Việt Nam hiện nay.
Vai trò của quảng cáo báo chí với văn học quốc ngữ Nam Bộ đầu TK XX
Sự ra đời và phát triển của báo chí quốc ngữ đầu TK XX ở Nam Bộ có ý nghĩa và tác động rất lớn đến các phương diện xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa của vùng đất này. Hoạt động quảng cáo trên báo chí góp phần kiến tạo phương thức mới về quảng bá sản phẩm, kích hoạt tiêu dùng. Bài viết nhận diện, phân tích và đánh giá vai trò của quảng cáo báo chí đối với văn học quốc ngữ Nam Bộ, góp phần khẳng định quảng cáo báo chí chiếm vị thế quan trọng trong quá trình phát triển của đời sống văn hóa, văn học Nam Bộ.
Nghệ thuật chữ trong quảng cáo tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2000 đến nay
Nghệ thuật chữ trong quảng cáo là một yếu tố quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của khách hàng và xây dựng thương hiệu. Từ những ký hiệu đơn giản như logo đến các câu slogan, các từ ngữ đầy sáng tạo và ấn tượng đang được sử dụng rộng rãi trong các chiến dịch quảng cáo. Đặc biệt, ở TP.HCM, nơi là trung tâm thương mại, phát triển kinh tế và văn hóa của Việt Nam, nghệ thuật chữ trong quảng cáo càng được chú trọng và phát triển mạnh mẽ.
Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở Trường Quân sự quân khu 2
Trong thời gian qua, Trường Quân sự Quân khu 2 đã phát huy hiệu quả thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở (QCDCCS), góp phần xây dựng môi trường văn hóa quân sự, xây dựng thế trận lòng dân vững mạnh từ cơ sở, đập tan mọi âm mưu, luận điệu lợi dụng vấn đề “dân chủ, nhân quyền” xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước, Quân đội; giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng trong Quân đội, góp phần cùng quân và dân bảo vệ độc lập, chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, biên giới phía Bắc và Tây Bắc của Tổ quốc.
Quản lý hoạt động văn nghệ quần chúng tại Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội
Hoạt động văn nghệ quần chúng (VNQC) được nhìn nhận như “món ăn tinh thần”, góp phần tạo ra nền tảng văn hóa lành mạnh, lối sống tích cực của nhân dân. Hoạt động VNQC đã được duy trì thường xuyên tại nhiều tổ chức, đơn vị, song song với đó là công tác quản lý VNQC cũng được chú trọng và ngày càng hoàn thiện cả về cơ sở lý luận và thực tiễn. Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVN Hà Nội) là một trong những đơn vị có hoạt động VNQC phong phú. Điều này cũng đặt ra yêu cầu quản lý và vai trò của quản lý với hoạt động VNQC của EVN Hà Nội.
Phát triển tài nguyên giáo dục mở trong quá trình chuyển đổi số giáo dục đại học
Trong bối cảnh chuyển đổi số giáo dục đào tạo trên thế giới và tại Việt Nam, việc phát triển tài nguyên giáo dục mở (TNGDM) mang lại những lợi ích nhất định. Bài viết giới thiệu về nguồn TNGDM; nêu ý nghĩa và những lợi ích mà TNGDM mang lại đối với các nhà giáo dục, với người học và các cơ sở đào tạo. Đồng thời, đưa ra các khuyến nghị phát triển TNGDM đáp ứng yêu cầu của chuyển đổi số giáo dục đại học hiện nay.
Khung năng lực số trong đào tạo kỹ năng thông tin cho người dùng tin tại thư viện đại học
Nhu cầu về nguồn nhân lực có năng lực số (NLS) đang là vấn đề xã hội quan tâm trong xu hướng chuyển đổi số hiện nay. Các nội dung hướng dẫn kỹ năng thông tin (KNTT) cho người dùng tin (NDT) tại các thư viện đại học giúp họ phát triển kỹ năng, tìm kiếm, khai thác, đánh giá, chọn lọc và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin vào hoạt động nghiên cứu, học tập.