• Văn hóa > Gia đình

Nghi lễ trong sinh đẻ và nuôi dạy con của người Mường ở Cẩm Lương (Thanh Hóa)

Bài viết tìm hiểu nghi lễ trong sinh đẻ và nuôi dạy con của người Mường, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa cũng như những biến đổi của các nghi lễ này trong bối cảnh hiện nay. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất những giải pháp nhằm góp phần bảo tồn, phát huy những yếu tố tích cực và hạn chế những yếu tố không phù hợp trong nghi lễ sinh đẻ và nuôi dạy con của người Mường ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay.

Một số vấn đề về đời sống và hôn nhân của nữ công nhân ở các khu công nghiệp nước ta hiện nay

Sự phát triển của các khu công nghiệp (KCN) đã mang lại nhiều tác động tích cực trong tạo việc làm, thu hút một lực lượng lao động với quy mô lớn, trong đó có lao động nữ, góp phần hình thành, phát triển gia đình công nhân trong các KCN. Điều này đã và đang đặt ra nhiều vấn đề xã hội cần quan tâm, giải quyết về đời sống kinh tế - xã hội nói chung cũng như vấn đề đời sống và hôn nhân nói riêng của nữ công nhân tại các KCN hiện nay.

Tập tục chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em của một số dân tộc ở huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An

Tương Dương là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam tỉnh Nghệ An với dân số 83.640 người (1) và 2.812,07 km2 diện tích tự nhiên (chiếm 17% diện tích toàn tỉnh). Huyện là địa bàn cư trú của 6 tộc người: Thái, Việt, Thổ (Tày Poọng), Khơmú, Mông và Ơđu. Do sống ở địa bàn có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, nên các tộc người ở vùng này đã đúc rút nên những kinh nghiệm, tri thức dân gian phong phú, trong đó không thể không kể tới tập tục chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em. Trong bài viết, chúng tôi khái quát về tập tục chăm sóc bà mẹ, trẻ em của người Thái (tộc người chiếm gần 70% dân số toàn huyện) và đặt trong sự so sánh với các tộc người khác, gợi mở về việc nghiên cứu những đặc trưng văn hóa của các dân tộc ở vùng Tây Nam xứ Nghệ.

Tăng cường giáo dục giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam

Gia đình là tế bào của xã hội, cũng là tổ ấm mang lại hạnh phúc cho cá nhân, “được coi là giá trị tinh thần vô cùng quý báu của nhân loại, cần được giữ gìn và phát huy”(1). Do đó, Đảng xác định, cần “Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh” (2). Trong Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 29-5-2012 đã khẳng định, gia đình là môi trường quan trọng để hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò gia đình đối với sự phát triển xã hội

Muốn xã hội phát triển bền vững, thực hiện mục tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta thì cần quan tâm xây dựng gia đình Việt Nam trở thành tổ ấm yêu thương của mỗi người, tế bào lành mạnh của xã hội. Tuy nhiên, trong thời gian qua, một số gia đình Việt Nam đã không thực hiện tốt chức năng, chưa phát huy hết vai trò của mình đối với xã hội; nhận thức của nhân dân, cấp ủy đảng, cơ quan chính chuyền về vai trò của gia đình và công tác xây dựng gia đình còn chưa đúng mức. Vì vậy, việc làm rõ quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò gia đình đối với sự phát triển xã hội là rất cần thiết để có những chỉ đạo, điều hành đúng đắn trong thực tiễn xây dựng gia đình Việt Nam thời gian tới.

Ph.Ăngghen bàn về sự tác động của xã hội tới gia đình và ý nghĩa với việc xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay

Gia đình là thiết chế xã hội cơ bản, là tế bào của xã hội, do đó tác động đến sự phát triển của xã hội, như Ăngghen đã từng khẳng định “Những trật tự xã hội, trong đó những con người của một thời đại lịch sử nhất định và của một nước nhất định đang sống, là do hai loại sản xuất quyết định: một mặt là do trình độ phát triển của lao động và mặt khác là do trình độ phát triển của gia đình” (1). Xã hội muốn phát triển bền vững thì phải xây dựng gia đình lành mạnh. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, xã hội cũng tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của gia đình, cả mặt tiêu cực và tích cực. Trở lại với tư tưởng của Ăngghen về sự tác động của xã hội tới gia đình, chúng ta càng thấy rằng, để xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, văn minh hiện nay, không thể không quan tâm đế những vấn đề xã hội.

Một góc nhìn về hôn nhân đa văn hóa Việt - Hàn

Việt Nam là nước có nhiều cô dâu lấy chồng Hàn Quốc nhất (chiếm 30%). Hôn nhân đa văn hóa Việt - Hàn là một phương diện tốt đẹp trong mối quan hệ bang giao hai nước Việt Nam - Hàn Quốc song cũng để lại nhiều hệ lụy cần được nghiên cứu từ góc nhìn văn hóa.

Chức năng giáo dục của gia đình với sự hình thành nhân cách con trẻ

Gia đình là nền tảng của xã hội, bảo đảm tính ổn định, tạo sự bình yên cho toàn xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách của mỗi người. Đặc biệt, gia đình là nơi đầu tiên, cũng là nơi cuối cùng để thực hiện chức năng về giáo dục đối với con trẻ. Một trong những chức năng cơ bản của gia đình đó là chức năng giáo dục. Bài viết đề cập đến chức năng giáo dục của gia đình đối với con trẻ ở phương diện giáo dục đạo đức, truyền thống văn hóa, giới tính và hướng nghiệp

Một góc nhìn về gia đình và văn hóa gia đình ở nước ta hiện nay

Gia đình là tế bào của xã hội, một nhóm xã hội đặc thù có vai trò cơ sở kiến tạo nên toàn bộ xã hội rộng lớn của cả một cộng đồng người. Quá trình phát triển của quốc gia, dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào sự tồn tại và phát triển của hàng triệu gia đình trong cả nước. Thông thường, ở nhiều quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao, gia đình là điểm xuất phát và trở về của các chính sách xã hội. Gia đình là môi trường quen thuộc với hầu hết mọi thành viên xã hội. Đó là lĩnh vực mà ai cũng có thể tham gia với tư cách là người trong cuộc. Đó cũng là lĩnh vực tinh tế, phong phú, phức tạp, đầy mâu thuẫn và biến động.