Thông tin tư liệu > Tư liệu trong nước
Nổi bật
Nhu cầu sử dụng nguồn tài liệu của người học tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
Trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học hiện nay, việc phát triển nguồn lực thông tin để đáp ứng nhu cầu của người học trở thành một nhiệm vụ trọng tâm của thư viện các trường đại học nước ta hiện nay. Để đáp ứng yêu cầu trên, việc nghiên cứu thực trạng sử dụng và nhu cầu tiếp cận nguồn tài liệu là một hoạt động được hầu hết các thư viện tiến hành để có cơ sở khoa học phát triển nguồn lực thông tin, tổ chức hình thức tra cứu thông tin và phục vụ người học một cách có hiệu quả. Bài viết phân tích tình hình tiếp cận và nhu cầu sử dụng các nguồn tài liệu của người học để từ đó có cơ sở đưa ra những giải pháp phù hợp, khả thi nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực thông tin phục vụ người học ở các trường và cơ sở giáo dục đại học.
Nâng cao năng lực giảng dạy chuyên đề của giảng viên trẻ ở Học viện Chính trị hiện nay
Năng lực giảng dạy là một bộ phận quan trọng cấu thành năng lực sư phạm của người giảng viên, thể hiện trình độ, uy tín, và là một trong những tiêu chí đánh giá năng lực toàn diện của người giảng viên. Nâng cao năng lực giảng dạy chuyên đề của giảng viên trẻ góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm của Học viện Chính trị (HVCT), Bộ Quốc phòng là giảng dạy và nghiên cứu khoa học; đào tạo ra những chính ủy, cán bộ chính trị, những nhà giáo, nhà khoa học trong tương lai.
Cơ chế tự chủ ở các trường đại học công lập - những vấn đề đặt ra
Tự chủ đại học là xu thế phát triển giáo dục hiện nay trên thế giới. Việt Nam cũng đang thực hiện đổi mới cơ chế quản lý đối với các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) công lập, từ việc kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động sang cơ chế giám sát, kiểm định là chính. Các trường đại học công lập được giao cơ chế tự chủ để phát huy tính độc lập, chủ động trong các hoạt động đào tạo, khoa học - công nghệ và trong quản trị. Chuyển sang cơ chế mới, các trường đại học công lập cần phải định hướng phát triển, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chuẩn bị nhân lực, tạo dựng thương hiệu, liên kết đào tạo, tự chủ tài chính, đây là những vấn đề có tính then chốt đối với các trường đại học công lập khi thực hiện cơ chế tự chủ hiện nay.
Những đứa trẻ "người lớn"
Lần đầu tiên, có lẽ vậy, một ngôi trường phổ thông đứng ra tổ chức triển lãm tranh cho học sinh của mình, tại một nhà triển lãm lớn ở trung tâm Thủ đô Hà Nội. 57 bức tranh ở bốn chất liệu: sơn mài, sơn dầu, lụa, tranh in (đồ họa với đa dạng kỹ thuật: khắc gỗ, khắc kẽm) của 8 nữ sinh đang học cấp 2 và cấp 3 đã cho thấy nhiều điều thú vị và rất đáng suy ngẫm về thế hệ Z (sinh trong thập niên đầu tiên của thiên niên kỷ thứ 3, trong khoảng 2000 - 2010) này (1).
Tích cực hóa nhân tố chủ quan trong phát triển năng lực sáng tạo của sĩ quan chỉ huy tham mưu cấp phân đội quân đội nhân dân Việt Nam
Sự hình thành, phát triển năng lực sáng tạo của sĩ quan chỉ huy tham mưu cấp phân đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam chịu sự quy định của cả điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan. Trong đó, nhân tố chủ quan xét đến cùng quyết định đến sự phát triển năng lực sáng tạo của họ. Vì vậy, tích cực hóa nhân tố chủ quan được xem là giải pháp quan trọng hàng đầu, trực tiếp quyết định chất lượng, hiệu quả quá trình phát triển năng lực sáng tạo của sĩ quan chỉ huy tham mưu cấp phân đội hiện nay.
Nâng cao hiệu quả giáo dục chính trị cho hạ sĩ quan, chiến sĩ ở đơn vị tàu hải quân nhân dân Việt Nam
Giáo dục chính trị trong quân đội là hoạt động có mục đích, có kế hoạch nhằm phổ biến những nguyên lý của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng cho cán bộ, chiến sĩ, giúp họ hình thành, củng cố phát triển thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống và năng lực để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Một số vấn đề về chính sách dân tộc đối với đồng bào Khmer ở Việt Nam
Vấn đề chính sách dân tộc và hiệu quả của chính sách dân tộc hiện nay đang là vấn đề hết sức nhạy cảm và dành được nhiều sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Trong đó, việc phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào các dân tộc ít người, trong đó có người Khmer ở Nam Bộ, luôn được ưu tiên chú trọng. Có thể nói, đây là nhiệm vụ quan trọng, gắn liền với chiến lược phát triển lâu dài vùng đồng bằng sông Cửu Long và là một nhu cầu cấp bách trong bối cảnh kinh tế, xã hội nước ta có nhiều chuyển biến phức tạp. Với các phương pháp phân tích, tổng hợp và thống kê, tác giả chỉ ra chính sách dân tộc và hiệu quả chính sách dân tộc đối với đồng bào Khmer ở Việt Nam hiện nay, góp phần xây dựng bức tranh toàn diện về đồng bào và chỉ ra những giải pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả của chính sách dân tộc đối với dân tộc Khmer ở Nam Bộ.
Liên kết phát triển du lịch giữa các tỉnh vùng Việt Bắc
Mười hai năm, chưa dài cũng không ngắn đối với hành trình kết nối phát triển giữa các tỉnh vùng Việt Bắc trong phát triển du lịch. Hành trình ấy, qua những giai đoạn khác nhau, với những biến đổi không giống nhau, đã để lại những dấu ấn quan trọng trong diện mạo hôm nay của thương hiệu mang tên Qua những miền di sản Việt Bắc. Đó là những lần tổ chức thành công ở mỗi tỉnh của vùng Việt Bắc - là sự khẳng định ngày càng rõ hơn vị thế của các địa phương trên bản đồ du lịch Việt Nam.
Định hướng phát triển kỹ năng đọc cho sinh viên Việt Nam
Kỹ năng đọc là kỹ năng nền tảng của sinh viên nhằm đảm bảo hiệu quả học tập, nghiên cứu trong trường đại học. Bài viết phân tích 3 nguyên nhân sinh viên Việt Nam cần được trang bị kỹ năng này để nâng cao chất lượng đào tạo của giáo dục đại học là: sự thay đổi phương pháp học tập từ phổ thông sang bậc đại học; tài liệu xuất bản bằng tiếng Anh trở nên phổ biến; tác động của công nghệ với ngành Xuất bản và thói quen đọc sách. Đồng thời, bài viết đưa ra một số định hướng nhằm thúc đẩy thói quen đọc sách và kỹ năng đọc của sinh viên.