• Thế giới nghệ thuật > Dòng chảy sự kiện

Nguồn tư liệu vô giá về Hà Nội thời cận đại từ hồ sơ lưu trữ

Ra mắt đúng dịp kỷ niệm 70 năm ngày tiếp quản Thủ đô, cuốn sách Hà Nội thời cận đại - từ nhượng địa đến thành phố (1873-1945) (do Nxb Hội Nhà văn và Nhã Nam ấn hành) được đánh giá là một phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại. Cuốn sách mang đến cho độc giả cái nhìn bao quát về sự “thay da đổi thịt” của Hà Nội trong quá trình trở thành một thành phố hiện đại kiểu phương Tây, trở thành thủ phủ của liên bang Đông Dương thuộc Pháp vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.

Sự ra đời của Trường Mỹ thuật Đông Dương

LTS: Tháng 9/1931, nhân dịp tham dự Đấu xảo Thuộc địa Quốc tế ở Paris với vai trò là người chịu trách nhiệm về mỹ thuật cho Khu trưng bày của Đông Dương, họa sĩ Victor Tardieu đã có một tham luận quan trọng tại “Hội nghị giáo dục liên thuộc địa và các vùng lãnh thổ hải ngoại”, trong đó ông đề cập khá chi tiết về hoàn cảnh ra đời, thời điểm thành lập và ngày khai giảng đầu tiên của Trường Mỹ thuật Đông Dương. Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Trường Mỹ thuật Đông Dương (ngày 27/10/1924), chúng tôi xin công bố một phần bản tham luận của họa sĩ hiệu trưởng sáng lập Victor Tardieu với mong muốn đem đến cho độc giả một góc nhìn cận cảnh của người mở đường cho nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Tên bài do người dịch đặt*.

Điện ảnh Việt tiếp tục tỏa sáng trên đấu trường quốc tế

Tối 6/9/2024, bộ phim Mưa trên cánh bướm (Don’t Cry, Butterfly) của đạo diễn Dương Diệu Linh đã giành được 2 giải thưởng quan trọng nhất là Phim hay nhất (Iwonderfull Grand Prize) và Bộ phim sáng tạo nhất (Circolo del Cinema Verona) tại Tuần lễ Phê bình phim quốc tế (Settimana Internazionale della Critica) trong khuôn khổ Liên hoan phim (LHP) quốc tế Venice 2024. Thành tích này không chỉ là một cột mốc đáng nhớ trong sự nghiệp của đạo diễn trẻ Dương Diệu Linh mà còn là động lực cho các nhà làm phim trẻ tại Việt Nam hiện nay.

Định hình nền mỹ thuật hiện đại từ kế thừa di sản văn hóa

Di sản văn hóa là kho tàng phong phú để nghệ sĩ tìm kiếm ý tưởng cho các tác phẩm của mình. Tuy nhiên, nghệ sĩ cần phải làm chủ được hiểu biết về di sản, nhằm khẳng định tên tuổi của bản thân trên lĩnh vực nghệ thuật, cũng như định hình được vị thế của nền mỹ thuật hiện đại nước nhà.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với sự nghiệp phát triển văn hóa - nghệ thuật

Sinh thời, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành sự quan tâm và tình cảm đặc biệt yêu mến đối với văn hóa - nghệ thuật. Trên cương vị Tổng Bí thư, đồng chí Nguyễn Phú Trọng không chỉ một nhà lãnh đạo hết lòng vì sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam mà còn là một nhà lý luận văn hóa xuất sắc, một nhà văn hóa lớn với nhân cách sáng ngời.

Bảo tồn di sản văn hóa trong mối quan tâm chung của Việt Nam và Pháp

Bên cạnh lĩnh vực giáo dục và đào tạo, việc trùng tu, tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa, đặc biệt là di sản kiến trúc mang phong cách Đông Dương được đặt trong mối quan tâm đặc biệt giữa hai quốc gia Việt Nam - Pháp, giữa hai địa phương Hà Nội - Vùng Ile-de-France.

Sôi động thị trường điện ảnh Việt Nam - Bài 2: Còn nhiều thách thức ở phía trước

Dưới đây là phần 2 bài viết của nhà báo Liz Shackleton được đăng trên tờ Deadline với những nhận định của tác giả về thị trường điện ảnh Việt Nam. Bài 1 là đánh giá về những yếu tố tăng trưởng của thị trường phim nội địa, thị hiếu khán giả. Bài 2 sẽ là nhìn nhận những thách thức đặt ra trong việc phát triển thị trường của điện ảnh Việt Nam và nỗ lực vươn ra thị trường thế giới.