"Đào, phở và piano" - Một bộ phim “chịu chơi” của điện ảnh Việt

Đại cảnh một con phố cổ Hà Nội hoang tàn và đổ nát trải qua 60 ngày đêm đổ lửa trong bộ phim Đào, phở và piano - một bộ phim về đề tài chiến tranh cách mạng của đạo diễn Phi Tiến Sơn (do công ty cổ phần phim truyện 1 sản xuât) đã được Ê-kip làm phim phục dựng lại một cách công phu, tỉ mỉ và hoành tráng.

Hơn một thập kỷ cho câu chuyện 24 tiếng

Chuyện phim chỉ diễn ra trong một ngày đêm, vẻn vẹn 24 giờ đồng hồ nhưng nhưng đạo diễn Phi Tiến Sơn cho biết: “Phim đã khc ha đầy đủ khoảnh khắc dữ dội, hào hùng của người dân Thủ đô giản dị, yêu nước, hào hoa, lãng mạn mãnh liệt với tình yêu, với cuộc sống, quả cảm và sẵn sàng tận hiến để gìn giữ Hà Nội yêu dấu, sống chết với nghề, với niềm đam mê của riêng mình. Đó là chàng trai t v chân cht, dù rt tha thiết cuc sống với người vợ trẻ nhưng vẫn hiên ngang một mình chống lại cả một đội quân thiện chiến, để chứng minh dân Thủ đô không hèn, để trả thù cho những đồng bào bị sát hại. Đó là nàng tiu thư ph c, lãng mn và ngoan đạo, đã dám dn thân vào cuc chiến. Là ông ha sĩ già, c đời đi tìm bn cht cái đẹp cao siêu và ông đã tìm thy t chính nhng người bên cnh mình. Một chú bé đánh giày hồn nhiên trong sáng. Một ông cha xứ không muốn dính dáng đến cuộc chiến mà vẫn hiên ngang chặn trước họng súng quân địch. Vợ chồng ông bán phở, yêu nghề phở gia truyền, say sưa đem miếng ngon cho đời, rất sợ chết mà vẫn cố mang gánh phở cuối cùng lên chiến lũy. Và một ông phán Tây học, đầy nghi ngờ khả năng kháng cự của chiến lũy, nhưng vẫn phân biệt rất rõ thiện ác…”

Từ khi hình thành ý tưởng cho tới khi bộ phim được bấm máy là khoảng thời gian dài hơn một thập kỷ. Đạo diễn Phi Tiến Sơn cũng chính là biên kịch của bộ phim chia sẻ: “Đúng dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, tôi đã nghĩ ra ý tưởng của phim nhưng thời gian đó chưa đủ chất liệu, tư liệu để xây dựng kịch bản. Mười my năm c đắp dn, tìm hiểu và tích lũy thông tin. Riêng việc tìm hiểu về tôn giáo, tôi phải đến nhà th để nghe, gp đức cha để hi xem chuyn đó có đúng không, câu thoi có chun không, ông cha ta có hot động như vậy không?”.

 “Tôi tham khảo rất nhiều từ đồng nghiệp, những người thầy, người anh của mình tuy nhiên đó là nhng phim được da trên nhng chi tiết lch s c th, còn Đào, ph piano là một phim hư cấu. Hầu hết chúng ta đều nghe và đọc những gì liên quan đến trận chiến đó nhưng trong ngày cuối cùng của trận chiến 60 ngày đêm ác liệt chúng ta chỉ được nghe 3 dòng đó là quân ta đã hoàn thành nhiệm vụ, cầm giữ chân Pháp để xây dựng chiến khu. Ngay cả việc rút đi cũng rất rõ ràng và an toàn. Những đoàn thuyền đã giúp đoàn quân rời đi an toàn. Tôi cứ suy nghĩ mãi rằng ngày ấy quan trọng như thế tại sao chỉ có 3 câu, những con người ra đi là một chuyện nhưng những người ở lại thì phải làm sao, số phận của những chiến hữu này như thế nào, chúng ta đã dựng nó lên thì phải cho nó một kết thúc, do vậy nên tôi mới nảy ra ý tưởng viết về một ngày”. Đạo diễn Phi Tiến Sơn chia sẻ về ý tưởng của bộ phim.

 

Hào hùng, dữ dội nhưng rất lãng mạn

Chuyện phim kể vể một đôi tình nhân trẻ vượt qua muôn vàn gian khó hiểm nguy để tìm lại nhau vào cái ngày cuối cùng của cuộc chiến ngày 17/02/1947, khi quân ta rút ra chiến khu bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ. Khi tìm thấy nhau trên chiến lũy, đôi tình nhân chỉ còn lại vài tiếng đồng hồ để kịp cưới, để tận hưởng cuộc sống vợ chồng giữa mong manh sống chết. Mối tình nồng nàn và lãng mạn của anh tự vệ và cô tiểu thư Hà thành được chăm chút vun đắp bi mt ông ha sĩ già tài năng, chú bé đánh giày lanh l, công t nhà giàu chu chơi, cha x tt bng, ông bán ph gánh yêu ngh. Là bộ phim về chiến tranh lịch sử, nhưng theo đạo diễn Phi Tiến Sơn: “Bộ phim hào hùng, d di nhưng không kém phn lãng mn, không h xưa, phim được xây dng vi cách k chuyn, cu trúc t chc nhân vt rt mi. Chuyện phim tập trung khai thác những khoảng khắc cuối cùng của họ - khoảnh khắc của tình yêu: yêu sự sinh tồn, yêu cái đẹp, yêu tự do…”.

Đào, ph piano là câu chuyện xảy ra trên chiến lũy một khu phố cổ mùa đông 1946, khắc họa những khoảnh khắc dữ dội và hào hùng nhất trong cuộc chiến 60 ngày đêm của quân và dân Thủ đô. Không chỉ ca ngợi tinh thần quả cảm, lòng yêu nước mà còn đi sâu tìm hiểu, lý giải cốt cách phẩm chất người Hà Nội, bộ phim mong muốn chuyển tải đến khán giả về một Hà Nội từ gần 80 năm trước, cùng cả nước dũng cảm chống lại kẻ thù xâm lược theo Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong phim, phẩm cách anh hùng bất khuất của nhân dân Việt Nam lan tỏa trong mỗi người dân Hà Nội. Cùng đó, một Hà Nội máu và hoa, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, một Hà Nội vùng đứng lên với nhiều tầng lớp nhân dân, thế hệ, không còn phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp, tôn giáo…

NSƯT Trần Lực đã gác li rt nhiu d án, công vic ca anh để nhn li tham gia vai ông ha sĩ già c đời đi tìm bn cht cái đẹp cao siêu. Anh cho rng b phim Đào, ph piano hấp dẫn ở chỗ: “Là phim đề cập đến tình yêu trong chiến tranh nhưng không đi theo thị hiếu bình thường của khán giả. Ở đó, có sự gay cấn giữa sự sống và cái chết nhưng rất lãng mạn, đầy ắp tính nhân văn”.

Cảnh làm phim Đào, phở và piano

 

Bối cảnh hoành tráng

Bối cảnh là một trong những yếu tố được đầu tư công phu nhất. Một khu phố cổ Hà Nội với hàng lot ngôi nhà đổ nát được dng lên t bãi đất trng. Khu phố có chiều dài 120m, mặt đường rộng 15 -20m được dng li ti phim trường gn h Đại Li (Vĩnh Phúc). Để tìm được địa đim làm phim trường, êkip đã nghiên cu, chn cnh thc tế ti Nam Định, Hi Dương, Hi Phòng, Sơn Tây (Hà Ni). Đó đều là những nơi mà trước đây Pháp từng xây dựng, có những con phố cổ như bối cảnh đòi hỏi. Tuy nhiên do yếu tố phát triển hiện đại tác động nên khó có thể quay phim được, đoàn làm phim đã xoay sang hướng phục dựng bối cảnh.

Họa sĩ Vũ Việt Hưng chia sẻ: “Bối cảnh được ê-kíp sáng to tham kho tư liu v Hà Ni nhng năm 1946-1947. Chúng tôi xây dựng trên sa bàn tỷ lệ 1:40, sau đó tìm miếng đất có thể dựng khu phố cổ dài 120m, đường và vỉa hè rộng tới 15m, với tỷ lệ 1:1. Quá trình tìm kiếm khó khăn bởi có những hiệu ứng cháy nổ, đổ sập… cần an toàn cho cư dân sinh sống gần đó, lại phải đảm bảo để thu âm đồng bộ. Điu quan trng là các tư liu phi sát vi thc tế, bi cnh t thi Pháp tr v trước hu như không còn na. Được s h tr ca B Quc phòng, chúng tôi đã mượn được nơi Trung đoàn E24 tng đóng quân (Đại Li, Phúc Yên) để làm trường quay

Hơn một năm vẽ phác thảo, làm sa bàn và mất khoảng 3 tháng cùng với đội ngũ họa sĩ, thiết kế, phục dựng, kỹ thuật… lên tới 60 người mới hoàn thành được bối cảnh tại trường quay ngoại. Vũ Việt Hưng chia sẻ thêm: “ Bối cảnh này là s c gng rt nhiu ca tất cả đội ngũ đoàn làm phim. Một trường quay ngoại hiếm hoi mà bao lâu rồi chúng ta không có, nó lý tưởng đến mức rất yên tĩnh, không b xâm phm, to điu kin việc thu thanh đồng bộ tại trường quay”.

NSƯT Trần Lực chia sẻ: “Lâu lắm rồi mới có một bộ phim về lịch sử, chiến tranh được đầu tư trường quay công phu, quy mô. Không gian tại trường quay đảm bảo cho các nhà quay phim có th quay 360 độ mà không vướng cảnh quan xung quanh như nhà cao tầng, cột điện nên các góc máy không bị bó hẹp và nghệ sĩ như chúng tôi cũng được liền mạch cảm xúc”.

Làm thế nào để s dng, khai thác hết tt c nhng gì mà đội ngũ ha sĩ, thiết kế cùng bao nhiu công sc ca 60 con người xây dng lên khiến đạo din Phi Tiến Sơn luôn trăn tr. Bộ phim đang gấp rút hoàn thiện những cảnh quay cuối cùng để chuyển sang khâu hậu kỳ và mt trường quay hoành tráng cũng sp b d bỏ. Tiếc thay!

 

HẢI NAM

Nguồn: Tạp chí VHNT số 529, tháng 3-2023

;