Văn hóa > Cổ truyền
Nổi bật
Trang phục truyền thống người Mạ tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn hiện nay
Trong bài viết, tác giả tập trung tìm hiểu về trang phục của nam giới và nữ giới người Mạ tỉnh Đồng Nai cùng nhiều trang sức sử dụng trong các lễ hội truyền thống, qua đó thấy được quan niệm về nghệ thuật thẩm mỹ thể hiện qua cách phối hợp màu sắc và hình tượng trang trí trên trang phục.
Cơ sở của văn hóa trầm hương Việt Nam
Cây dó bầu hay còn gọi là cây trầm hương có pháp danh khoa học là Aquilaria Crassna Pierre ex Lecomte, là loài sinh vật của nước ta, sinh trưởng tự nhiên chủ yếu men theo dãy Trường Sơn, trải dài từ Bắc tới Nam. Từ cây dó bầu sản sinh ra sản vật rất nổi tiếng, được ca ngợi là “quà tặng của trời đất” cho người Việt là trầm hương và kỳ nam (loại trầm hương tốt nhất được sinh ra trong điều kiện đặc biệt và lý thú). Trầm hương từ Việt Nam đã vang danh khắp thế giới hàng nghìn năm nay, là tiềm năng lớn để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước trong tương lai.
Võ cổ truyền Bình Định - Nghệ thuật biểu diễn dân gian độc đáo
Võ cổ truyền (VCT) Bình Định được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ năm 2012. Có thể kể tới một số lễ hội cổ truyền có liên quan đến VCT Bình Định như: lễ hội Đống Đa - Tây Sơn, lễ hội Cúng Tổ võ - Quang Trung, Liên hoan quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam tại Bình Định. Có thể nói, nghệ thuật biểu diễn võ thuật, nghệ thuật diễn tấu nhạc võ… đã góp phần không nhỏ tạo nên giá trị, sức hấp dẫn, sống động của di sản. Bài viết bước đầu làm rõ hơn những nội hàm của thành tố nghệ thuật biểu diễn dân gian trong VCT Bình Định xưa và nay.
Lễ Hằng thuận trong đời sống văn hóa người dân thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang)
Lễ Hằng thuận ra đời trong phong trào chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ do Hội Phật giáo Bắc Kỳ chủ trì vào giai đoạn nửa đầu TK XX, là một nghi thức tâm linh Phật giáo không thể thiếu trong nghi lễ vòng đời của phật tử trẻ tuổi. Tổ chức lễ cưới tại chùa là một cơ duyên, đôi nam nữ phải có duyên gặp gỡ, duyên vợ chồng, tự nguyện đến với nhau bằng tình yêu chân chính và được sự chấp thuận của gia đình hai bên và của nhà chùa. Bài viết phân tích một số chức năng và vai trò của lễ Hằng thuận trong đời sống văn hóa của người dân thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Lễ hội Kỳ yên ở đình Phú Hựu (Đồng Tháp)
Từ ngày 16 đến 18-3 (âm lịch) hằng năm, tại đình Phú Hựu, ấp Phú Hòa, thị trấn Cái Tàu Hạ, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp có tổ chức lễ hội Kỳ yên. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm tại đình, nhằm cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, tạ ơn thần Thành hoàng bổn cảnh đã giúp đỡ nhân dân. Lễ hội trước đây do người dân trong ấp Phú Hòa đứng ra tổ chức, đến nay phát triển thành lễ hội lớn, có giá trị tiêu biểu trong toàn tỉnh và cả khu vực Tây Nam Bộ; lễ hội mang đậm nét văn hóa dân gian vùng đồng bằng sông nước.
Văn hóa bản địa ở các nước Đông Nam Á lục địa
Văn hóa Đông Nam Á ngày nay là nền văn hóa thống nhất trong đa dạng, giàu bản sắc. Nó là tổng hòa, đan xen của nhiều sắc màu văn hóa bao gồm cả văn hóa bản địa lẫn văn hóa ngoại lai do ảnh hưởng từ các cuộc giao lưu, tiếp biến văn hóa với Ấn Độ, Trung Quốc, Ả Rập và phương Tây. Trong bài viết này, chúng tôi tiếp cận với một số đặc điểm của văn hóa bản địa ở các nước Đông Nam Á lục địa bao gồm: Campuchia, Myanmar, Lào, Thái Lan
Những nhân tố ảnh hưởng đến sự biến đổi của đình làng truyền thống ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
Đình làng Việt Nam là công trình kiến trúc cổ mang nhiều nét đặc trưng. Đình làng được xem như một biểu tượng văn hóa tâm linh, tín ngưỡng quan trọng trong đời sống làng xã. Đình làng là nơi thể hiện sự sinh hoạt cộng đồng của người dân Việt. Tại Nam Bộ, đình làng góp phần vào sự giữ gìn, đoàn kết, gắn bó cộng đồng, thể hiện khát vọng của người dân về cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, các ngôi đình truyền thống ở TP.HCM đã thay đổi về chức năng và hình thức thực hiện tín ngưỡng để phù hợp với đời sống văn hóa - xã hội của cư dân đô thị.
Nghệ thuật trình diễn dân gian ở huyện Đông Anh (Hà Nội) hiện nay
Huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội là vùng đất có bề dày lịch sử. Trước khi An Dương Vương xây Loa Thành dựng nước và giữ nước, nơi đây đã là quần cư đông đúc của người Việt cổ với kho tàng văn hóa dân gian phong phú. Điều đó được thể hiện qua những hiện vật khảo cổ học như hình người múa trên cán dao găm, hình khắc vũ nữ múa trên trống đồng, trên các mảnh gốm... Người dân nơi đây lưu giữ được hơn 300 di tích lịch sử văn hóa và một số loại hình nghệ thuật trình diễn truyền thống như tuồng cổ, hát chèo, hát ca trù và múa rối nước.