• Văn hóa > Cổ truyền

Khảo sát tập quán ăn uống của người Mường ở huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa

     Tập quán ăn uống của người Mường trên vùng đất Bá Thước phản ánh những nét chung trong tập quán ăn uống của người Mường ở Việt Nam. Tuy nhiên, do nguồn vật chất của ẩm thực có liên quan đến điều kiện tự nhiên của mỗi vùng miền nên tập quán ăn uống của người Mường ở vùng đất Bá Thước có một số nét riêng.

Nghệ thuật trang trí trên áo long cổn trong lễ tế Nam giao của Vua triều Nguyễn

     ​​​​​​​Áo Long Cổn là tên một loại trang phục của vua triều Nguyễn. Trang phục được sử dụng trong quá trình làm lễ tế trời đất, cầu cuộc sống no đủ, mưa thuận gió hòa cho muôn dân ở đàn Nam Giao, địa phận xã Dương Xuân, phía Nam kinh thành Huế. Các hoa văn, hình tượng, màu sắc, chất liệu của trang phục được khoác lên người vua Nguyễn, đứng giữa không gian bao la của trời đất, đàn tế đã đem lại giá trị văn hóa, tinh thần, nghệ thuật vô cùng to lớn. Đó là sức mạnh uy quyền của một người đứng đầu thiên hạ, một bậc thiên tử, chí tôn. Đồng thời cũng đánh dấu giá trị thẩm mỹ của triều đại nhà Nguyễn trong tiến trình lịch sử phát triển trang phục các triều đại phong kiến Việt Nam.

Sự biến đổi trang phục truyền thống của người Lô Lô Hoa ở Mèo Vạc, Hà Giang

     Đã có một số ấn phẩm về trang phục truyền thống của người Lô Lô Hoa ở nước ta, song vẫn còn ít nghiên cứu chuyên sâu về giá trị của bộ trang phục này trong bối cảnh hiện nay. Ngoài giá trị sử dụng là chủ yếu, trang phục truyền thống của người Lô Lô Hoa ở huyện Mèo Vạc rất có giá trị kinh tế, tạo ra thu nhập cho người dân khi các dịch vụ du lịch nơi đây ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, trang phục truyền thống còn giúp bảo lưu đặc điểm xã hội tộc người Lô Lô ở thời kỳ mà phụ nữ trong mỗi gia đình phải tự túc các đồ mặc, đắp cho các thành viên, bằng cách sử dụng các công cụ thủ công để làm ra sản phẩm. Hơn nữa, bộ trang phục này cũng đã, đang góp phần duy trì không ít đặc điểm văn hóa, bản sắc tộc người Lô Lô ở nước ta nói chung, nhóm Lô Lô Hoa ở huyện Mèo Vạc nói riêng.

Tri thức bản địa liên quan đến nước của người Mường ở Hòa Bình

     Tri thức bản địa về nước của người Mường ở Hòa Bình được bộc lộ tản mạn trong nhiều hoạt động kinh tế - xã hội. Các chương trình phát triển nông thôn, chương trình hỗ trợ phát triển của các tổ chức quốc tế đã từng có giai đoạn không coi trọng kinh nghiệm và hiểu biết truyền thống của cộng đồng sở tại. Để có thể tồn tại được tới ngày nay, các tri thức bản địa về nước của người Mường đã được cộng đồng nỗ lực gìn giữ dưới nền tảng của niềm tin và tín ngưỡng bản địa. Chỉ có một nền văn hóa đủ sâu sắc và mạnh mẽ mới có thể giữ được những tri thức này tồn tại qua những thăng trầm như vậy.

Thực trạng công tác quản lý di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào

     Trong thời gian qua, UBND tỉnh Tuyên Quang và các cấp quản lý di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào đã có những cố gắng nhất định trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích này, tuy nhiên kết quả bước đầu thu được trong những năm qua chưa thật sự tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của di tích tầm cỡ quốc gia đặc biệt. Những khó khăn dẫn đến hạn chế trong công tác quản lý di tích thời gian qua bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan cần phải có những phân tích, nhận định trên cơ sở nghiên cứu cụ thể một cách khách quan thực trạng công tác quản lý tại di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào sẽ là cơ sở quan trọng để định hướng giải pháp tăng cường công tác quản lý tại di tích này trong thời gian tới.

Quản lý lễ hội tại các di tích thờ Dương Tự Minh ở Thái Nguyên

     ​​​​​​​Dương Tự Minh, thủ lĩnh phủ Phú Lương, là một nhân vật thời Lý, có đóng góp lớn trong việc duy trì, củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc, đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ vững an ninh và chủ quyền biên giới quốc gia. Di tích lịch sử thờ ông ở Thái Nguyên có số lượng lớn, phong phú về loại hình, phân bố đều tại các địa bàn trong tỉnh, trong đó các di tích nghệ thuật gắn với tôn giáo chiếm số lượng lớn. Ngày nay, nhiều di tích thờ Dương Tự Minh còn duy trì lễ hội truyền thống, chủ yếu diễn ra vào mùa xuân, là thời gian nông nhàn, có điều kiện để giao lưu văn hóa…

Vai trò của chủ thể trong bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của người Dao đỏ ở Khu tái định cư

     ​​​​​​​Người Dao đỏ ở khu tái định cư là cộng đồng có nhiều giá trị văn hóa đặc trưng riêng của dân tộc. Cùng với sự hòa nhập cuộc sống với môi trường mới, nhiều giá trị văn hóa đã bị mai một và biến đổi. Để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của người Dao, cần quan tâm đến vai trò của chủ thể, trong đó có những người hành nghề tâm linh. Nhu cầu thực tiễn cho thấy, cần nhìn nhận và phát huy tốt vai trò của chủ thể đối với sự phát triển của người Dao đỏ ở Khu tái định cư xã Hoàng Khai, Yên Sơn, Tuyên Quang (khu tái định cư) nói riêng và các khu tái định cư nói chung.

Tương đồng và khác biệt trong văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số ở miền Tây Nghệ An

     Ở miền Tây Nghệ An có 5 tộc người thiểu số gồm: Thái, Thổ, Khơ mú, Mông và Ơ đu. Mỗi tộc người đều có những nét văn hóa đặc sắc, tạo nên một vùng văn hóa đa dạng, nhiều màu sắc. Nói đến văn hóa vật chất, người ta thường nhắc tới: ăn, ở, mặc. Bên cạnh đó cũng đề cập tới: đồ gia dụng, nhạc cụ, kiến trúc dân gian, công cụ sản xuất, phương tiện vận chuyển và đi lại… Tuy nhiên, trong bài viết này, tôi chỉ đề cập đến sự tương đồng và khác biệt giữa các tộc người qua khía cạnh: ăn, ở và mặc.

Giá trị di sản văn hóa Óc Eo trong đời sống cộng đồng

     Hiện nay, công tác quản lý, bảo tồn di sản ở nhiều nước trên thế giới đã có bước phát triển vượt bậc. Di sản văn hóa không còn là những hiện vật vô tri nằm yên trong các bảo tàng mà được hồi sinh để bước vào cuộc sống. Ở nước ta, sau nhiều thập kỷ khai quật, di tích văn hóa Óc Eo, từng là trung tâm văn minh hùng mạnh của vùng Đông Nam Á, dần hiện lên rõ nét. Hàng loạt giá trị độc đáo của văn hóa Óc Eo, đến nay, đã được cộng đồng khoa học trong nước và quốc tế đánh giá một cách nghiêm túc.

Góp thêm nghiên cứu về phương thuật trong văn hóa dân gian

     Phương thuật là một dạng tri thức bản địa xuất phát từ đời sống tín ngưỡng của con người, được ghi nhận ở nhiều nền văn hóa trên thế giới. Theo đó, người ta có thể dùng các động tác, ngôn ngữ, đồ vật được cho là linh thiêng để tác động đến cuộc sống, điều chỉnh nó theo mong muốn của bản thân. Ở Việt Nam, đặc biệt trong cộng đồng dân tộc thiểu số, việc sử dụng phương thuật còn rất phổ biến, không chỉ bởi đội ngũ “pháp sư” mà do chính người dân tự bảo lưu, thi hành và nhân rộng.

Những giá trị tiêu biểu của lễ hội Yên Thế

     ​​​​​​​Lễ hội Yên Thế vốn là một lễ hội dân gian (lễ hội cầu mùa) đã được bổ sung những giá trị văn hóa, lịch sử tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Yên Thế để trở thành lễ hội văn hóa, lịch sử. Điểm đặc sắc khi đề cập đến lễ hội Yên Thế là một lễ hội truyền thống nhưng lại được tổ chức vào thời gian dương lịch (ngày 16 - 3 hằng năm). Một nét độc đáo, nổi tiếng nữa trong lễ hội Yên Thế đó là biểu diễn võ sáo, hay còn gọi là thiết địch (sáo sắt); đây vừa là nhạc cụ mang âm hưởng du dương, trầm bổng lôi cuốn lòng người, vừa là vũ khí để chiến đấu của nghĩa quân Yên Thế năm xưa. Lễ hội Yên Thế là một bảo tàng sống động để mỗi người trở về với bản chất và truyền thống dân tộc.

Bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng ATK Tân Trào, Định Hóa, Chợ Đồn nhìn từ cộng đồng

     ​​​​​​​Các di tích lịch sử cách mạng là tài sản quý giá của di sản văn hóa dân tộc Việt Nam, có vai trò lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân. Để các di tích lịch sử cách mạng được bảo tồn và phát huy, cộng đồng cần làm tốt vai trò to lớn của mình. Các di tích lịch sử cách mạng chỉ phát huy hết giá trị khi nó được cộng đồng chăm lo, gìn giữ, vì di sản văn hóa xuất phát từ cộng đồng và trở lại phục vụ cộng đồng. Chỉ có dựa vào sức mạnh của cộng đồng trên cơ sở: tự nguyện, đồng thuận, bình đẳng, cùng có lợi, thì công tác bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng mới có thể đạt được hiệu quả cao, nhất là trong điều kiện hiện nay, nhằm xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.