VỀ MỘT LÀNG VEN BIỂN XỨ THANH

 

1. Tng quan v làng ven bin x Thanh

Thanh Hóa được ví như một nước Việt Nam thu nhỏ, bởi ở đó hội tụ tất cả những giá trị lịch sử, địa lý, văn hóa, tộc người... Văn hóa xứ Thanh được hội tụ, kết tinh và lan tỏa bởi nhiều tiểu vùng văn hóa đa dạng: miền núi và trung du, đồng bằng và duyên hải. Trong đó, những cư dân làng xã ven biển xứ Thanh - những con người sinh sống ở đầu sóng ngn gió trước biển cả đã góp phần không nhỏ làm nên diện mạo riêng và tính đa dạng cho văn hóa vùng đất này.

Làng ven biển xứ Thanh được hình thành do lắng đọng phù sa tạo thành một dải liên tục từ Nga Điền (Nga Sơn) cho tới Hải Yến (Tĩnh Gia). Làng ven biển xứ Thanh có những đặc điểm sau:

Dân thường tụ cư trên các cồn cát, lâu ngày thành làng. Đất đai của các làng này thích hợp với nhiều loại cây hoa màu như khoai, lạc, ngô, đỗ, vừng, không thích hợp với cây lúa, do đó phần lớn cư dân ở đây không có nhiều kinh nghiệm cũng như truyền thống canh tác cây lúa.

Rất ít làng sống bằng nghề biển thuần túy mà thường nửa làm biển (bán ngư), nửa làm ruộng, làm màu (bán nông). Hay nói cách khác các làng ven biển xứ Thanh phần lớn kết hợp cả nghề biển và nghề nông.

Ở những nơi biển bồi mạnh như các làng ven biển Nga Sơn, các làng chuyển sang trồng cói và phát triển nghề thủ công như dệt chiếu, dệt thảm...

Làng biển xứ Thanh khá phồn thịnh. Các loại hình đánh bắt hải sản đều tập trung ở các cửa lạch như Lạch Sung, Lạch Trường, Lạch Hới, Lạch Ghép, Lạch Bạng.

Do gió biển thổi cát thành các doi cát song song với bờ biển, nên các làng ven biển xứ Thanh cũng hình thành theo các doi cát ấy. Các cánh đồng thấp hơn làng chạy dọc theo làng được gọi là rọc. Các dòng nước ngọt sát với bờ biển, cách biển những bãi cát lớn gọi là ngàm. Các con rọc, ngàm là các đặc trưng địa lý vùng ven biển xứ Thanh.

Phương tiện đi lại của các cư dân ven biển sống bằng nghề đánh bắt hải sản là thuyền và bè. Ngoài ra, vẫn còn những nơi sử dụng mảng - một phương tiện cổ xưa để đi lại trên nước, chúng ta có thể bắt gặp ở vùng biển Ngư Lộc - Diêm Phố. Phương tiện đánh bắt hải sản (ngư cụ) có các hình thức đánh bắt ở ven bờ gọi là lọng, gồm các loại rùng, lưới, vét, súc...; đánh bắt cá ở xa bờ gọi là khơi, gồm có các loại như lưới re, lưới rênh, lưới rát, câu, thả rạo (1)...

Cư dân các làng biển đánh cá theo mùa. Mùa cá bắc từ tháng 9 đến tháng 2 (âm lịch), mùa cá nam từ tháng 3 đến tháng 6. Các tháng 7, 8 là mùa bão lụt.

Hàng năm, đến ngày rằm tháng 7 là chuyển mùa cá. Vào thời điểm này các chủ rùng, chủ lưới gọi thợ đi biển, có thể thay đổi hợp đồng hoặc giao ước hợp đồng mới giữa chủ cũ và thợ, chuẩn bị thuyền bè cho mùa cá mới. Hợp đồng giữa chủ và thợ thường được bảo đảm trong một năm, đến khi chuyển mùa cá mới mới giao ước lại, ít có sự thay đổi.

      Trong xã hội truyền thống, nghề biển ở Thanh Hóa cũng có luật biển, tuy không thành văn bản nhưng là hình thức thay thế ngầm, lâu đời thành luật lục, được các làng biển chấp hành một cách tự giác.

      Các làng xã ven biển xứ Thanh kéo dài từ Nga Sơn đến Tĩnh Gia cho thấy làng ven biển Hậu Lộc, đặc biệt như làng Diêm Phố - Ngư Lộc, là một làng ven biển, cư dân sống thuần biển, có những đặc trưng văn hóa không giống bất cứ một làng biển nào ở xứ Thanh. Bởi đây là một làng biển có lịch sử hình thành làng từ rất sớm, nơi tụ cư của rất nhiều dòng họ từ khắp các vùng miền trong ngoài, nam bắc. Đây còn là một dải đất luôn luôn bị đe dọa bởi biển cả, bờ biển Diêm Phố thường xuyên bị xói lở, làm cho địa hình nơi đây luôn có sự thay đổi về kích thước (2); tỷ lệ đất tự nhiên và dân số ngày càng không tương thích với nhau cho dù Diêm Phố đã tổ chức chuyển dân nhiều lần đi xây dựng kinh tế ở vùng đất khác (3)... Từ những đặc điểm mang tính đặc trưng trên, tạo cho làng biển Diêm Phố - Ngư Lộc - Hậu Lộc có cơ cấu tổ chức xã hội truyền thống đặc sắc, bởi sự phong phú và đa dạng của những tổ chức quan phương và phi quan phương. Qua đây, chúng ta có thể nhìn nhận đầy đủ hơn về diện mạo một làng ven biển xứ Thanh cũng như tính đa dạng của làng ven biển ở nước ta nói chung.

2. Cơ cu t chc xã hi truyn thng

Gia đình và dòng họ

Ở các làng ven biển Hậu Lộc, cơ cấu gia đình được tồn tại dưới hai dạng, đó là gia đình hạt nhân và gia đình mở rộng.

Gia đình hạt nhân (nuclear family, còn được hiểu là gia đình nhỏ) là gia đình chỉ có một cặp vợ chồng và con cái, có thể gọi đây là loại gia đình hai thế hệ. Họ cùng chung sống trong một ngôi nhà có ruộng đất, tài sản và đồ dùng riêng. Đây là loại gia đình có xu hướng phát triển và trở nên phổ biến hơn.

Gia đình mở rộng (extended family) là loại gia đình một cặp vợ chồng cùng với con cái của họ sống chung với bố mẹ già, các em trai hoặc gái chưa có chồng, vợ trong một ngôi nhà. Mọi tài sản đều là của chung, ăn chung và làm chung. Loại hình gia đình này không phổ biến lắm, hiện nay đang có chiều hướng thu hẹp lại để nhường chỗ cho loại hình gia đình hạt nhân hai thế hệ.

Chức năng kinh tế của gia đình thay đổi theo lịch sử, phụ thuộc vào địa vị kinh tế của từng gia đình, tình trạng sử hữu đối với tư liệu sản xuất và phân phối sản phẩm. Chức năng xã hội của gia đình biểu hiện rõ nét trong tang ma và cưới xin.

Dòng họ (lineage) là tập thể của những người cùng xuất thân từ một tổ tiên xác định, căn cứ vào quan hệ phả hệ tổ tiên và con cháu được nhận biết rõ ràng. Họ và dòng họ có một vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống của mỗi con người, là quan hệ giữa người với người trên cơ sở huyết thống. Vùng đất Diêm Phố - Ngư Lộc nói riêng và làng ven biển Hậu Lộc nói chung là nơi tụ cư nhiều dòng họ ở nhiều miền quê đến đây sinh cơ lập nghiệp.

Theo tư liệu địa bạ, làng Diêm Phố có từ TK XII, dân cư sinh sống trên mảnh đất xứ Cồn Bò, cạnh cửa sông Lạch Trường (Linh Trường). Trong các thế kỷ sau, các dòng họ từ các miền quê khác đến sinh cơ lập nghiệp, tạo nên một địa điểm sầm uất. Gia phả họ Bùi, họ Trần... đều cho biết về những dòng họ đến Diêm Phố sinh cơ lập nghiệp có nguồn gốc từ các tỉnh miền ngoài vào như Hà Đông, Thái Bình, Nam Hà, miền trong ra như Nghệ An, Hà Tĩnh và một số nơi trong tỉnh như Quảng Xương, Tĩnh Gia, Hậu Lộc (4).

        Nhờ có vị trí thuận lợi về địa lý, Diêm Phố sớm trở thành một làng xã trù phú về nghề cá và đến cuối TK XIX đã là một địa phương có 23 họ và 78 dòng họ cư trú (5).

Các dòng h đến Diêm Ph khai hoang lp p

(tính đến năm 1960) 

STT

Tên họ

Quê hương gốc

Thời gian đến

Nghề nghiệp

Tình hình nhà thờ họ

1

Bùi

Hà Đông

TK XII

Làm ruộng

Có nhà thờ

2

Trần

Thái Bình

TK XIV

Cá, muối

Có nhà thờ

3

Nguyễn

Nghệ An

TK XVI

Làm ruộng

Có nhà thờ

4

Hoàng

Nghệ An

TK XV

Đánh cá

Có nhà thờ

5

Phạm

 

 

 

Có nhà thờ

6

Đồng

 

 

 

Có nhà thờ

7

 

 

 

Có nhà thờ

8

Nghệ An

TK XIX

Đóng thuyền

Có nhà thờ

9

Hoằng Hóa

TK XIX

 

Có nhà thờ

10

Đặng

Nam Định

TK XVII

Làm thuốc

Có nhà thờ

11

Mai

Hoằng Trinh (Hoằng Hóa)

 

 

Có nhà thờ

12

Triệu

 

 

 

Có nhà thờ

13

Đinh

 

 

 

Có nhà thờ

14

Ngô

 

 

 

Có nhà thờ

15

Đoàn

Hải Lộc (Hậu Lộc)

TK XIX

 

Có nhà thờ

16

 

 

 

Không có nhà thờ

17

Hàn

Nghệ An

TK XIX

Làm ruộng

Không có nhà thờ

18

Trương

Thịnh Lộc (Hậu Lộc)

 

 

Không có nhà thờ

19

Thang

Hoa Lộc

 

 

Không có nhà thờ

20

Đỗ

Hoằng Hóa

TK XIX

 

Không có nhà thờ

21

Đào

Nga Sơn

TK XIX

 

Không có nhà thờ

22

Tống

 

 

 

Không có nhà thờ

23

Chu

 

 

 

Không có nhà thờ

 

 

Mối quan hệ dòng họ chính là quan hệ trong nhóm thân tộc, giữa những người, những gia đình cùng thờ cúng chung một vị thủy tổ.

Có sự phân biệt rõ ràng giữa họ đằng cha (họ nội) và họ đằng mẹ (họ ngoại).

Trưởng họ là người đứng đầu chi trưởng, có vai trò quan trọng đối với sinh hoạt dòng họ như lập gia phả, họp họ, nhận họ, nhập họ, giỗ họ và quan hệ với làng xóm. Nhìn chung, trưởng họ có vai trò quan trọng cả trong đối nội lẫn đối ngoại.

Tổ chức xóm, ngõ

Tổ chức xóm, ngõ là một đặc điểm nổi bật trong cơ cấu xã hội truyền thống của làng biển Diêm Phố. Xóm là đơn vị tổ chức xã hội của làng xã cổ truyền vùng ven biển xứ Thanh. Riêng ở các làng ven biển Hậu Lộc có một đặc điểm là tồn tại trên một phạm vi đất đai nhất định, có ranh giới tự nhiên rõ ràng. Đó là sự tập hợp dân cư theo địa vực, theo nghề nghiệp và được thể hiện ở các ngõ. Nhiều ngõ cấu thành xóm, dó đó ngõ và xóm có mối quan hệ hữu cơ với nhau.

Xóm được hình thành và tồn tại dựa trên mối quan hệ dòng họ, làng xóm. Đây là nơi tụ cư của các dòng họ cùng nhau sinh sống đã tạo thành một mối cộng đồng chung của xóm, là nơi hình thành các giá trị văn hóa và giữ gìn các hoạt động và sinh hoạt văn hóa và vật chất của cộng đồng.

Tổ chức phường, hội

Qua nghiên cứu hệ thống tổ chức phường, hội ở các làng ven biển Diêm Phố - Ngư Lộc - Hậu Lộc, chúng tôi thống kê và phân chia làm ba loại hình tổ chức: Loại hình tổ chức giúp đỡ nhau về mặt sinh hoạt, Hội giúp đỡ nhau trong sản xuất, những tổ chức hội trong sinh hoạt xã hội và tinh thần (6).

Loi hình t chc giúp đỡ nhau v mt sinh hot

Hội hiếu, là một tổ chức giúp đỡ nhau trong tang ma.

Hội hỷ, là một tổ chức tập thể để giúp đỡ nhau trong việc vui của các gia đình ở làng xóm như cưới vợ, gả chồng cho con, làm nhà hay mừng một con thuyền hạ thủy.

Hi giúp đỡ nhau trong sn xut

Hội các chủ thuyền cá (hội các lái): Là tập hợp các chủ thuyền cá nhằm mục đích tương trợ nhau. Hội này mang tính nghề nghiệp của nhóm ngư dân dùng thuyền ở Diêm Phố - Ngư Lộc - một làng thuần biển, rất điển hình so với các làng ven biển xứ Thanh.

Hội những người đi thuyền câu: Ra đời chủ yếu ở các làng nghề cá dùng bè, mảng của cả cộng đồng ngư dân vùng bãi dọc và bãi ngang (7).

Phường nước mắm: Được hình thành chủ yếu ở làng Diêm Phố (Ngư Lộc), mỗi phường có từ 25 - 30 gia đình làm nước mắm.

Hội mua bán: Là một hội gồm những người hợp tác vốn cùng nhau để mua bán tôm, cá ở chợ.

Nhng t chc hi trong sinh hot xã hi và tinh thn

Hội Tư văn: Là một nhóm gồm những người biết chữ Hán, có vai vế và tiếng nói trong làng

Hội Phúc thọ: Tập hợp gồm những lão ông ở trong làng. Hội này ra đời và tồn tại ở tất cả các làng xã.

Hội Đồng môn: Là hội những người cùng học chữ Hán với một thầy.

Hội Kỳ anh: Là tập hợp những người cao tuổi yêu thích văn thơ và biết làm thơ ở trong làng.

Hội Điện nhạn (hội đánh chim): Diễn ra vào ngày mồng 6 tháng giêng hàng năm.

Nhìn chung, tổ chức phường hội ở đây là những tổ chức phi quan phương phong phú, đa dạng và rất điển hình, không phải ở làng ven biển nào cũng có được. Các hội này vừa có chức năng cố kết mối quan hệ xã hội và nâng cao đời sống tinh thần trong cộng đồng.

Tổ chức phe, giáp

T chc phe

Phe là một tổ chức xã hội, một tập hợp những cá nhân và những nhóm người tự nguyện cùng xu hướng, không phụ thuộc vào bộ máy hành chính làng xã. Hình thức tổ chức phe rất đa dạng. Một làng có thể là một phe hoặc một giáp cũng có thể là một phe. Tên gọi của phe về mặt hình thức được gọi theo phương vị như phe Đông, phe Tây, phe Nam, phe Bắc. Tuy nhiên, không phải làng nào cũng có tổ chức phe. Có xóm, có giáp nhưng không có phe. Người đứng đầu phe là trùm phe, do phe cử ra để chăm lo công việc trong ngày lễ tết.

T chc giáp

Giáp là tổ chức tồn tại dưới hình thức tập hợp cư dân một xóm hay một thôn và bao gồm nhiều dòng họ. Giáp thường được gọi theo phương hướng (Đông, Tây, Nam, Bắc), gọi theo địa danh (thôn, xóm), gọi theo đội tay chèo trong cuộc thi bơi thuyền. Giáp đóng vai trò trung tâm trong các kỳ lễ tết ở làng. Người đứng đầu là trưởng giáp do giáp cử ra.

Bộ máy quản lý và sự vận hành của làng xã

Bộ máy quản lý làng gồm hội đồng kỳ mục, hội đồng lý dịch, là một tập hợp người theo địa vị xã hội mang tính đẳng cấp. Nó đã thể hiện đầy đủ vai trò chức năng của từng bộ phận trong bộ máy quản lý của nhà nước phong kiến. Ở từng làng còn có quy ước riêng, mọi người dân trong làng phải thực hiện theo quy ước đó. Đối với các làng công giáo còn có tổ chức họ đạo.

Trong sự vận hành của các làng xã ở đây các tổ chức xã hội và bộ máy chức dịch được xem như là chính quyền cơ sở, làm cầu nối giữa cư dân làng xã với nhà nước cấp trên.

Tính chất tự trị của mỗi làng thể hiện qua các tổ chức xã hội theo quy chế bất thành văn thường được gọi là lệ làng. Lệ làng ở đây được biểu hiện cụ thể qua sự vận hành của các tổ chức xã hội như xóm, ngõ, họ, phe, hội, phường, giáp.

3. Kết lun

Nhìn chung, quá trình ra đời của các tổ chức truyền thống ở các làng ven biển xứ Thanh nói chung và làng biển Diêm Phố - Ngư Lộc - Hậu Lộc nói riêng gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của làng xã. Gia đình và dòng họ là yếu tố xã hội cơ bản tạo nên xóm làng. Gia đình của các làng ven biển xứ Thanh gồm hai loại gia đình đó là gia đình hạt nhân và gia đình mở rộng. Ở mỗi làng đều có nhiều dòng họ đến khai hoang lập ấp từ nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau mà điển hình và đặc sắc nhất là làng biển Diêm Phố - Ngư Lộc, họ đã tạo nên một cộng đồng cư dân gồm nhiều thành viên gắn kết với nhau bằng những giá trị chung, trong đó quan hệ huyết thống chính là sự cố kết hữu cơ bền vững. Bên cạnh quan hệ huyết thống, xóm là đơn vị tổ chức xã hội có đặc điểm là tồn tại trên phạm vi đất đai nhất định, có ranh giới tự nhiên cụ thể.

Trong quá trình hình thành và phát triển các làng xã ở đây đã vận động không ngừng. Đó là sự gia tăng về diện tích và dân số cùng với sự ra đời các tổ chức phường, hội, các tổ chức phe giáp... Bên cạnh đó bộ máy quản lý làng như hội động kỳ mục, hội đồng lý dịch cũng đã thể hiện đầy đủ vai trò, chức năng, có nhiệm vụ giải quyết tất cả các hoạt động của làng xã và chịu trách nhiệm với bộ máy quản lý cấp trên.

_______________

1, 4. Đảng ủy - UBND xã Ngư Lộc, Địa chí Diêm Ph - Ngư Lc, Sở Văn hóa và Thông tin Thanh Hóa, 1992, tr.134-144.

2. Huyện ủy, UBND huyện Hậu Lộc, Địa chí Hu Lc, Nxb Khoa học Xã hi, Hà Nội, 1990, tr.40-41.

3. Diêm Phố - Ngư Lộc có tổng diện tích đất tự nhiên 0,57 km2, với dân số 14.729 người (1990), hiện nay (2007) dân số xấp xỉ 17 ngàn người. Nếu tính bình quân trên mỗi đầu người khoảng 30-35m2. Đây là một xã có mật độ dân số cao nhất của huyện Hậu Lộc và tỉnh Thanh Hóa, thậm chí mật độ dân số còn cao hơn mật độ dân số nhiều thành phố đông dân trong cả nước.

5. Phạm Văn Tuấn, Làng bin Diêm Ph - Ngư Lc, trong Thông báo dân tc hc, 2004.

6. Phạm Văn Tuấn, cu t chc xã hi truyn thng ca làng Vit ven bin huyn Hu Lc, tnh Thanh Hóa, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Dân tộc học, Viện Dân tộc học - Viện KHXH Việt Nam, Hà Nội, 2008.

7. Cộng đồng ngư dân bãi ngang là ngư dân cư trú ở những làng ngang sát mép biển, còn ngư dân ở bãi dọc là ngư dân sống ở dọc hai bên cửa sông, cửa lạch như ngư dân sinh sống dọc theo hai bên cửa Lạch Sung, Lạch Trường...

Nguồn : Tạp chí VHNT số 352, tháng 10-2013

Tác giả : Nguyễn Văn Thế

;