• Thông tin tư liệu > Tư liệu trong nước

CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG, VĂN HÓA QUÂN ĐỘI THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đầy hy sinh, gian khổ nhưng cũng rất oanh liệt, vẻ vang của dân tộc, công tác tư tưởng, văn hóa là một trong những mặt hoạt động rất thành công, có nhiều đóng góp to lớn, tạo nên sức mạnh tinh thần quyết chiến và quyết thắng của quân đội, cùng toàn Đảng, toàn dân đánh thắng các chiến lược chiến tranh của địch, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Có thể khái quát những thành công nổi bật của công tác tư tưởng, văn hóa trong quân đội thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên một số nội dung cơ bản sau.

KHÁI NIỆM TỊNH ĐỘ TÔNG TẠI TRUNG QUỐC VÀ PHÁP TU TỊNH ĐỘ TẠI VIỆT NAM

Khi Phật giáo từ Ấn Độ truyền vào Trung Quốc đã gặp phải nền văn hóa bản địa với những truyền thống học vấn khoa mục, tư biện, minh kinh bách học chứ không lan man như hệ thống tư tưởng gốc; cũng từ đó, các tông phái Phật giáo Trung Hoa dần ra đời. Đến thời Đường, với sự hiện diện của 10 tông phái đã hoàn thành hệ thống tổ chức Phật giáo nước này, đồng thời cũng là nét riêng có của Phật giáo Trung Hoa. Tư tưởng Tịnh Độ từ Trung Quốc truyền đến Việt Nam chỉ hình thành một pháp tu mà không thành tông như ở Trung Hoa. Vì vậy, bài viết này chú trọng xây dựng nội hàm của khái niệm: tông phái, tông Tịnh Độ, pháp tu Tịnh Độ.

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ ĐẢNG VIÊN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Đảng viên là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân. Thực tiễn hơn 87 năm hoạt động lãnh đạo của Đảng cho thấy: việc tập trung xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên là nội dung rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự sống còn của Đảng, sự thành bại của cách mạng nước ta.

ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO TRONG GIÁO PHẬN THÁI BÌNH

Thái Bình là nơi tập trung ba tôn giáo lớn được Nhà nước công nhận là Phật giáo, Công giáo và Tin lành. Trong đó, đời sống tôn giáo của đồng bào theo Công giáo đã có những bước phát triển tích cực về cả vật chất lẫn tinh thần, phù hợp với chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước cũng như đường hướng hoạt động của đạo. Với mục đích nhìn nhận, phân tích một cách khách quan, toàn diện về đời sống tôn giáo của đồng bào giáo dân trong giáo phận Thái Bình, bài viết tập trung vào ba khía cạnh cụ thể: niềm tin tôn giáo, thực hành niềm tin tôn giáo và cộng đồng tôn giáo.

TƯ DUY CHÍNH TRỊ CỦA GIẢNG VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN QUÂN SỰ

Đấu tranh tư tưởng, lý luận là một nhiệm vụ trọng tâm của người giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các nhà trường quân đội. Để đảm bảo chất lượng, hiệu quả, mang tính thuyết phục cao của cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận cần đặc biệt chú ý đến tư duy chính trị của đội ngũ giảng viên, nhất là trong bối cảnh, điều kiện mới hiện nay.

GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG CHO CÔNG NHÂN, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Trong những năm đầu thập niên thứ hai của TK XXI, tình hình thế giới và trong nước diễn biến rất phức tạp, do vậy việc tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng có những thuận lợi to lớn, đồng thời cũng đứng trước những thách thức, nguy cơ không nhỏ, nhất là trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho công nhân.

TỪ TIỂU THUYẾT VÕ HIỆP KIM DUNG BÀN VỀ ĐẶC TRƯNG VĂN HỌC ĐẠI CHÚNG

Bàn về tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung, các nghiên cứu chỉ tập trung chủ yếu vào vấn đề nhã, tục mà chưa xuất phát từ góc độ đa chiều về bản thân văn học đại chúng. Ở lịch sử văn học, nghệ thuật Trung Quốc, văn học đại chúng vừa lạ vừa quen; từ thập niên 70 TK XX đến nay đã có hơn 500 công trình nghiên cứu đăng trên các tạp chí về tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung, bàn luận đến tính kinh điển hay phi kinh điển của nó. Tiểu thuyết Kim Dung đã làm một cuộc cách mạng văn học âm thầm, là điển hình mẫu mực của việc dung hòa giữa nhã với tục, từ đó có thể bàn đến một vài đặc trưng của văn học đại chúng.

HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NHÀ VĂN HÓA TẠI HÀ NỘI - NHÌN TỪ CÁC KHÔNG GIAN SÁNG TẠO

Trong khi nhiều nhà văn hóa (NVH) được nhà nước đầu tư xây dựng khang trang, vị trí thuận lợi nhưng thường xuyên đóng cửa bỏ không, hoạt động cầm chừng, kém hiệu quả thì các không gian sáng tạo (KGST) trong lòng thành phố tuy còn khó khăn, bất cập về khung pháp lý, thiếu ổn định về không gian, hạn chế về cơ sở vật chất nhưng lại đang được công chúng biết đến nhiều hơn. Cách làm của các KGST: từ việc chú trọng đầu tư, đa dạng hóa các nội dung hoạt động, cách tiếp cận công chúng, cách giới thiệu, truyền thông quảng bá… là những gợi ý, kinh nghiệm để hệ thống NVH phát huy vai trò của mình, trở thành tâm điểm trong văn hóa cơ sở, nâng cao chất lượng đời sống tinh thần cho nhân dân.

YẾU TỐ ĐƯỜNG NÉT TRONG NGHỆ THUẬT THIẾT KẾ GIẤY TỜ TÙY THÂN Ở VIỆT NAM

Thực tế, con người vẫn sử dụng các loại giấy tờ tùy thân (GTTT) như một phương tiện hữu hiệu, nhưng hiếm khi quan tâm nó được thiết kế như thế nào. Vai trò của đường nét đóng vai trò gì trong sự hình thành các loại GTTT như: hộ chiếu, chứng minh nhân dân (CMND), huân huy chương, tiền... Bài viết đặt vấn đề tìm hiểu về vai trò của yếu tố đường nét trong nghệ thuật thiết kế GTTT ở Việt Nam nhằm giải mã sự độc đáo của loại hình nghệ thuật này.