Thông tin tư liệu > Tư liệu trong nước
Nổi bật
VĂN HÓA BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Văn hóa bảo vệ tổ quốc (VHBVTQ) là nguồn lực nội sinh để hiện thực hóa mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, góp phần bảo vệ quyền sống, quyền bình đẳng, hạnh phúc của con người, bảo vệ lợi ích chủ quyền quốc gia. Trong điều kiện hiện nay, VHBVTQ có nội hàm rất rộng, được phát triển, mở rộng cả về nội dung, tính chất. Đó là sự gặp gỡ, hòa quyện, kết tụ giữa truyền thống và hiện đại, ngày càng được nâng cao, phát triển, sáng tạo không ngừng, hình thành nên những giá trị VHBVTQ trong giai đoạn mới như: truyền thống yêu nước, tự lực tự cường, anh dũng bất khuất, quyết chiến quyết thắng; sự đoàn kết thống nhất ý chí, hành động của toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
ĐẶC TRƯNG, GIÁ TRỊ DI TÍCH TIỀN ĐÔNG SƠN Ở LƯU VỰC SÔNG HỒNG
Tiền Đông Sơn là thời kỳ trước, phát triển trực tiếp lên văn hóa Đông Sơn. Thời kỳ này gồm 3 giai đoạn văn hóa phát triển từ Phùng Nguyên qua Đồng Đậu đến Gò Mun, có niên đại cách đây khoảng 4000 - 2800 năm trước CN. Giai đoạn văn hóa Gò Mun nằm ở bước phát triển cao nhất của hệ thống các di tích Tiền Đông Sơn ở lưu vực sông Hồng, một khúc chuyển quan trọng sang văn hóa Đông Sơn. Hơn nửa thế kỷ trôi qua kể từ khi phát hiện di chỉ Phùng Nguyên mở đầu giai đoạn văn hóa Tiền Đông Sơn, đến nay đã nghiên cứu hàng trăm di tích thuộc giai đoạn văn hóa này. Để hiểu biết toàn diện về di tích cần phải nghiên cứu cả một hệ thống các di vật. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ đề cập về đặc trưng, giá trị của các di tích Tiền Đông Sơn.
DƯ NỢ VAY CỦA BSR GIẢM 3 LẦN KỂ TỪ KHI TIẾP NHẬN LỌC DẦU DUNG QUẤT
Năm 2016, tổng lãi vay BSR phải chi trả, giảm 63% so với năm 2011. Và trong 6 tháng năm 2017, lãi vay giảm tiếp 18% so với cùng kỳ 2016.
VAI TRÒ CỦA NHÀ TRƯỜNG TRONG GIẢNG DẠY TIẾNG KHƠME Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Chính sách bảo tồn ngôn ngữ dân tộc thiểu số là một nội dung quan trọng trong chính sách dân tộc ở nước ta nhằm đảm bảo quyền bình đẳng về mặt văn hóa giữa các dân tộc, xây dựng nền văn hóa thống nhất trong đa dạng ở Việt Nam. Dân tộc Khơme là dân tộc sống chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long với dân số khoảng 1,2 triệu người, có nền văn hóa riêng đặc sắc và ngôn ngữ riêng. Trong những năm qua, chính sách bảo tồn thông qua việc dạy và học ngôn ngữ Khơme, tăng cường sử dụng ngôn ngữ Khơme đã được triển khai, thực hiện, trong đó các trường cao đẳng, đại học ở khu vực này cũng có những đóng góp nhất định.
XÂY DỰNG Y ĐỨC HỌC VIÊN TẠI HỌC VIỆN QUÂN Y
Y đức là đạo đức nghề nghiệp, có vị trí, vai trò quan trọng, là bộ phận cơ bản cấu thành nên phẩm chất, nhân cách của người thày thuốc. Ngay từ thời kỳ Hy Lạp cổ đại, cách đây hơn 2000 năm, Hyppocrate, người được coi là ông tổ của ngành y đã nêu lên cơ sở đạo lý mà người làm nghề y phải tuân theo, tuyên thệ trước khi bước vào nghề. Ông chỉ rõ: “Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh, tùy theo khả năng, sự phán đoán của tôi, tôi sẽ tránh mọi điều xấu, bất công, tôi suốt đời hành nghề trong sự vô tư, cần thiết, dù vào bất cứ nhà nào, tôi cũng chỉ vì lợi ích của người bệnh” (1).
BẢO TÀNG CÔNG AN NHÂN DÂN TRONG GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG VÀ BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA
Lịch sử nhân loại cho thấy, từ xa xưa con người đã ý thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn những giá trị lịch sử truyền thống từ thế hệ này qua thế hệ khác nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và sự tiến bộ chung của xã hội. Cũng chính vì thế mà bảo tàng sớm ra đời nhằm gìn giữ, lưu truyền những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học (gồm cả vật chất và tinh thần), góp phần tạo nên sức mạnh nội tại cũng như khẳng định vị thế của mỗi quốc gia, dân tộc trên con đường xây dựng và phát triển.
NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ MIỀN ĐÔNG NAM BỘ
Với bề dày lịch sử hơn 300 năm hình thành và phát triển, vùng đất Đông Nam Bộ xưa vốn nổi tiếng bởi các làng nghề, phố nghề chuyên sản xuất những sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống như gốm sứ, chạm khắc gỗ, sơn mài, đúc đồng… được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng. Hiện nay nghệ thuật trang trí ở miền Đông Nam Bộ có nhiều thay đổi cho phù hợp với nhu cầu thực tế, để tiếp tục tạo nên một nét riêng, đặc trưng của nghệ thuật trang trí vùng miền, thể hiện sự phóng khoáng và hiếu khách của cư dân Nam Bộ nói chung và khu vực Đông Nam Bộ nói riêng.
BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA VÙNG TÂY NGUYÊN
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với nền văn hóa đa dạng nhưng thống nhất. Việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các dân tộc trên khắp vùng miền không chỉ làm cho nền văn hóa ngày càng phong phú, củng cố sự thống nhất, đoàn kết dân tộc mà còn tạo nên sức mạnh nội sinh to lớn góp phần phát triển bền vững đất nước. Xét về phương diện địa chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng, Tây Nguyên là địa bàn chiến lược, do đó, sự giao lưu, tiếp biến, biến đổi văn hóa tộc người trên mảnh đất này cũng diễn ra hết sức đa dạng, phức tạp. Vì vậy, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách.