Thông tin tư liệu > Thường thức hỏi đáp
Nổi bật
SỨC HÚT CỦA CÔNG TỬ BẠC LIÊU QUA LỊCH SỬ, GIAI THOẠI
Công tử Bạc Liêu (CTBL) đã trở thành một thành ngữ thú vị để mô tả sự chơi ngông. Người thời nay thường dùng thuật ngữ này để chỉ Trần Trinh Huy, người con thứ ba của Hội đồng Trần Trinh Trạch. Cậu Ba Huy là người để lại ấn tượng mạnh nhất trong số những người giàu có, ăn chơi thời điểm đó. Trong một Nam phần giàu mạnh, mà Bạc Liêu chỉ đứng thứ năm với 36 điền chủ lớn, con người này đã nổi lên thành một công tử tiêu xài hạng nhất Nam kỳ. Điều này cũng đã đủ thấy mức độ chơi ngông cũng như sức hút của ông trong lịch sử, giai thoại.
GIÁ TRỊ LƯU NIỆM DANH NHÂN CỦA MỘT CÔNG TRÌNH
Biệt thự số 46, phố Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, ngày nay là trụ sở cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Việc nghiên cứu công trình kiến trúc cũng như lịch sử ngôi biệt thự này sẽ giúp chúng ta thấy được những giá trị nổi bật cần được bảo tồn.
THỊ TRƯỜNG VĂN HÓA, KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG
Thị trường, thị trường văn hóa là một thuật ngữ quen thuộc gắn liền với đời sống kinh tế xã hội của cộng đồng. Hàng hóa văn hóa bao gồm các sản phẩm và dịch vụ văn hóa được sáng tạo, sản xuất ra nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu thụ hưởng các giá trị văn hóa tinh thần và trí tuệ của xã hội; chúng cũng được trao đổi mua bán trên cơ sở các quy luật kinh tế như cung cầu, giá trị và cạnh tranh. Ở Việt Nam, thị trường văn hóa có những đặc trưng riêng có. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, sự khác biệt này cần được nhận diện nhằm khơi nguồn các dòng chảy văn hóa trong và ngoài nước, phát triển lành mạnh thị trường văn hóa trong nước, góp phần tích cực vào việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
MỘT CÁCH TIẾP CẬN MỚI VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VĂN HÓA
Có thể nói, văn hóa là nơi thể hiện rõ nhất tinh thần và bản sắc dân tộc, đồng thời là nơi thể hiện ý thức và phương pháp tiếp nhận những giá trị của các dân tộc khác theo quan điểm cùng tham gia, cùng chia sẻ. Từ góc độ quản lý nhà nước về văn hóa, có thể đưa ra một định nghĩa về văn hóa như sau: văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn. Sản phẩm văn hóa thể hiện mối quan hệ tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Sự tác động đến văn hóa cũng tức là tác động đến con người cùng với môi trường sống của con người.
ẨM THỰC XỨ THANH DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA
Ẩm thực Thanh Hóa vừa mang trong mình nét đặc trưng chung của ẩm thực Việt Nam, nhưng lại có những điểm khác biệt và được nâng lên thành nghệ thuật ẩm thực của vùng đất xứ Thanh. Có thể nói chính nghệ thuật ẩm thực là một phần làm nên cái tinh tế của văn hóa và con người nơi đây. Tìm hiểu ẩm thực xứ Thanh dưới góc nhìn văn hóa không phải là chỉ để thưởng thức, để cảm nhận cái ngon của món ăn, mà thông qua đó thấy rõ hơn đặc trưng văn hóa sinh động và đa dạng của một vùng, miền.
VĂN HÓA ỨNG XỬ XÃ HỘI CỦA NGƯỜI VIỆT VÀ NGƯỜI MỸ QUA TỤC NGỮ
Mỗi dân tộc đều có nền văn hóa riêng với những giá trị mang tính phổ quát, cũng như những giá trị mang tính đặc thù. Vì ngôn ngữ là hệ thống biểu trưng cho văn hóa, nên tục ngữ cũng trở thành tấm gương phản ánh văn hóa, là cứ liệu quan trọng giúp tìm hiểu văn hóa của mỗi dân tộc. Chúng ta cũng có thể tìm thấy trong tục ngữ những tri nhận về nguyên tắc, kiểu ứng xử của con người trong mối quan hệ xã hội thông qua cách nói cô đúc, ngắn gọn. So sánh văn hóa ứng xử trong mối quan hệ xã hội của người Việt và người Mỹ qua tục ngữ sẽ góp phần tìm hiểu những tương đồng và khác biệt cũng như đặc trưng về văn hóa ứng xử trong quan hệ xã hội giữa hai dân tộc.
VĂN HÓA GIAO TIẾP TRONG KHÁCH SẠN - NHÀ HÀNG DU LỊCH
Đối với mỗi cá nhân, giao tiếp không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống đời thường mà còn quyết định đến hiệu quả làm việc cũng như mức độ thành công trong sự nghiệp của mỗi người. Những người có chuyên môn trung bình nhưng hợp tác với đồng nghiệp, ứng xử linh hoạt sẽ thành công hơn những người chỉ khá về chuyên môn nhưng thiếu tinh thần hợp tác hoặc không biết cách hợp tác. Giao tiếp tốt là thể hiện một tư duy rõ ràng, mạch lạc. Dựa vào lời ăn, tiếng nói, người ta sẽ đánh giá phẩm chất của con người. Ai cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc giao tiếp tốt và luôn ý thức là phải tự tin, hòa nhã, thân thiện và lịch sự để hợp tác với mọi người. Nhưng thực tế còn có nhiều cản trở khiến việc giao tiếp của mỗi người chưa thực sự hiệu quả. Vậy làm thế nào để đạt hiệu quả cao trong giao tiếp, ứng xử là một câu hỏi đặt ra với nhiều người ở những lĩnh vực khác nhau, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn - nhà hàng du lịch hiện nay.