• Xây dựng đời sống văn hóa > Phòng chống tệ nạn xã hội

Điện Biên nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy

Điện Biên là 1 trong 13 tỉnh trọng điểm của cả nước về tệ nạn ma túy. Tình hình mua bán, vận chuyển, sử dụng trái phép chất ma tuý diễn biến phức tạp, tội phạm ma túy ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Các điểm, tụ điểm ma túy phức tạp trên dọc tuyến biên giới chưa được triệt phá triệt để. Số người nghiện ma túy còn nhiều, tuy đã được cai nghiện hằng năm nhưng giảm không đáng kể, tỷ lệ tái nghiện cao. Số người nghiện ma túy không chỉ ở trong đồng bào dân tộc vùng cao, vùng trước đây có trồng cây thuốc phiện, mà còn tiềm ẩn, gia tăng ở những vùng thấp, trong học sinh, sinh viên, cán bộ viên chức.

Công an huyện Long Phú (Sóc Trăng): 10 năm góp phần xây dựng nông thôn mới

Sau 10 năm xây dựng nông thôn mới, các làng quê, thôn xóm cũng như các phum, sóc trên địa bàn huyện Long Phú (Sóc Trăng) đã thực sự chuyển biến mạnh mẽ. Cùng với cơ sở vật chất ngày càng hiện đại, khang trang, đời sống của bà con nhân dân được nâng lên rõ rệt. Góp phần tạo thêm thành công của quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Long Phú có vai trò quan trọng của Công an huyện trong nỗ lực bảo đảm an ninh trật tự, để đạt tiêu chí 19.2 (giữ vững an ninh trật tự xã hội ở nông thôn).

Diễn Châu (Nghệ An): Nỗ lực xóa địa bàn phức tạp về ma túy

Diễn Châu là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nghệ An, có 25km bờ biển, 7.200 ha đồi núi, đường bộ, đường sắt Bắc Nam chạy qua; có quốc lộ 7A và 48A thông thương sang nước bạn Lào. Toàn huyện có hơn 30 vạn người dân, sinh sống tại 38 xã, thị trấn, trong đó có 22 xã có đồng bào theo Công giáo. Đã từ lâu, bà con lương, giáo ở Diễn Châu được các cơ quan chức năng, bộ đội biên phòng, công an, huyện đội hỗ trợ đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, đấu tranh xóa bỏ tệ nạn ma túy, diệt trừ cái chết trắng, xây dựng quê hương ngày một ấm no đổi mới.

Lực lượng Bộ đội biên phòng tăng cường tuyên truyền, đấu tranh với tội phạm mua bán người

Thời gian qua, hoạt động của các loại tội phạm, trong đó có tội phạm mua bán người (TPMBN) trên các tuyến biên giới nước ta diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn rất tinh vi. Trước thực tế này, các đơn vị thuộc lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đã triển khai đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả với TPMBN.

Thôn không ma túy ở Ba Vì

Đến nay, thôn Thụy Phiêu, xã Thụy An là một trong số ít các thôn ở huyện Ba Vì (Hà Nội) không có ma túy. Kết quả này là cả một quá trình nỗ lực của cán bộ, nhân dân trong thôn. Để gìn giữ thôn không ma túy, những năm qua, Thụy Phiêu luôn tuyên truyền trong các buổi họp thôn, ngày hội Đại đoàn kết, hội nghị đại biểu nhân dân thôn đầu năm.

Đắk Lắk phát huy hiệu quả hoạt động của Điểm hỗ trợ, tư vấn cộng đồng

Thời gian qua, công tác phòng, chống tệ nạn xã hội của tỉnh Đắk Lắk có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn. Có được kết quả trên là do các cấp, các ngành đã quan tâm chỉ đạo, phối hợp triển khai, tuyên truyền đồng bộ chính sách, pháp luật về tệ nạn xã hội, trong đó có hoạt động Điểm tư vấn, hỗ trợ người nghiện ma túy, người bán dâm...

Hiệu quả của mô hình “Khu dân cư không có thanh thiếu niên mắc tệ nạn xã hội”

Nhằm phát huy tính xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ trong công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, thanh niên và các tầng lớp nhân dân nâng cao ý thức cảnh giác, tham gia phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, tại nhiều tỉnh, thành phố, mô hình “Khu dân cư không có thanh thiếu niên mắc tệ nạn xã hội” đã và đang được triển khai với nhiều cách làm mới, sáng tạo.

Nâng cao hiệu quả phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm

Đa dạng hóa các sản phẩm truyền thông phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm; phấn đấu điều trị ARV cho 160.000 bệnh nhân; triệt phá các đường dây ma túy lớn; tăng cường đấu tranh với các vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn mại dâm… là những nhiệm vụ trọng tâm trong Chương trình công tác năm 2021 của Ủy ban Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm.