Văn hóa > Đương đại
Nổi bật
Đặc sắc văn hóa của trầm hương Việt Nam
Trầm hương được hình thành từ cây dó bầu (Aquilaria Crassna), trong đó trầm hương tại vùng Khánh Hòa, Việt Nam là loại trầm có giá trị cao nhất và chất lượng tốt nhất thế giới. Trong dòng chảy của lịch sử, văn hóa trên toàn thế giới, trầm hương luôn gắn bó với những điều linh thiêng, cao quý nhất và là bộ phận không thể tách rời của tôn giáo, tín ngưỡng. Trầm hương hiện diện trong tất cả các tôn giáo lớn như Ấn Độ giáo, phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Thần đạo… Đối với người Việt, trầm hương - hương trầm là thứ không thể thiếu trong các nghi lễ tâm linh, nghi lễ tín ngưỡng truyền thống như thờ cúng ông bà tổ tiên, thờ Mẫu…
Nghề gốm sứ Cậy ở Hải Dương, hiện trạng và phương hướng bảo tồn, phát huy
Nghề gốm sứ Cậy thuộc xã Long Xuyên, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương nổi tiếng từ TK XV với nhiều nét đẹp nghệ thuật và giá trị văn hóa, kinh tế. Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, nghề gốm sứ Cậy gần đây đã được phục hồi. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát huy nghề gốm sứ Cậy truyền thống, rất cần sự nỗ lực của người dân và cả sự vào cuộc, hỗ trợ của các cơ quan chức năng ở địa phương.
Tri thức địa phương với vấn đề bảo vệ tài nguyên rừng của đồng bào các dân tộc miền Tây tỉnh Thanh Hóa
Miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa là nơi sinh tụ lâu đời của nhiều dân tộc như: Thái, Mường, Dao, Mông, Thổ, Khơ Mú... Đây cũng là địa bàn chiến lược về kinh tế với nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng. Với địa thế cao dốc và thảm thực vật phong phú, khu vực này đóng vai trò quan trọng đối với môi trường sinh thái của cả nước nói chung và Thanh Hóa nói riêng. Nguồn tài nguyên rừng có ý nghĩa quan trọng đối với sự sinh tồn của cá nhân và cộng đồng, chính vì vậy việc được cộng đồng quy định một cách chặt chẽ trong luật tục, quy định của bản làng, các thế hệ của cộng đồng tộc người đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm trong quá trình khai thác, sử dụng.
Định hướng chính trị, tư tưởng đối với hoạt động xuất bản ở nước ta hiện nay
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta (sửa đổi, bổ sung năm 2011) được thông qua tại Đại hội XI của Đảng đã chỉ rõ phương thức lãnh đạo của Đảng: Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đồng thời, mục tiêu mà Đại hội XII đề ra là “Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức”. Để thực hiện vai trò lãnh đạo và thể hiện sự vững mạnh của mình, đối với lĩnh vực xuất bản, Đảng lãnh đạo bằng cách định hướng chính trị, tư tưởng thông qua cương lĩnh, chiến lược, định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra và bằng hành động gương mẫu của đảng viên.
Hình ảnh trong thiết kế website giáo dục cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi
Từ nhiều thế kỷ qua, giáo dục luôn luôn thay đổi để phù hợp với tiến trình phát triển loài người. Từ thời cổ đại, phong kiến đến thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, mỗi thời có một đặc trưng và cách giáo dục khác nhau, nhưng việc kế thừa, phát triển và luôn thay đổi về phạm vi kiến thức cũng như mô hình giáo dục là điều tất yếu. Đặc biệt hiện nay, trong khi thế giới đang bước vào thời đại công nghiệp 4.0, nhiều khái niệm về học và dạy học, giáo dục tư duy đã thay đổi so với quá khứ.
Hoạt động trồng trọt của người Khơ Mú tái định cư ở Thanh Chương (Nghệ An)
Đây là những cư dân sinh sống lâu đời ở huyện vùng cao Tương Dương chuyển đến tái định cư trong khoảng 10 năm trở lại đây để phục vụ cho việc xây dựng thủy điện bản Vẽ. Bài viết góp phần miêu tả bức tranh sinh kế của người Khơ Mú, qua đó hiểu rõ hơn về văn hóa của người Khơ Mú trong quá trình phát triển.
Cải lương đến quy ước làng văn hóa ở đồng bằng Bắc Bộ
Hương ước cải lương xuất hiện tại vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ nước ta dưới thời Pháp thuộc, được soạn theo mẫu của Phủ Thống sứ Bắc Kỳ, gồm hai phần: chính trị và phong tục. Với định hướng đó, chính quyền thuộc địa đã chủ động điều chỉnh và thay đổi quy ước làng xã truyền thống, nhất là những hủ tục trong tang ma, cưới xin và khao vọng. Bài viết giới thiệu khái quát về hương ước cải lương của chính quyền thuộc địa, cũng như việc biên soạn quy ước làng văn hóa ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay.
Xây dựng lối sống văn hóa cho công nhân Việt Nam trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Đảng ta đã khẳng định: “Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, có giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng; có ý thức công dân, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tiêu biểu cho tinh hoa văn hóa của dân tộc; nhạy bén và vững vàng trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và những biến đổi của tình hình trong nước” (1). Vì thế, việc xây dựng lối sống văn hóa cho công nhân Việt Nam trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 rất quan trọng, vừa là yêu cầu, nhiệm vụ mang tính cấp bách trước mắt, vừa là mục tiêu mang tính chiến lược cơ bản lâu dài để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.