Thông tin tư liệu > Tư liệu trong nước
Nổi bật
Hình ảnh sĩ phu cưỡi lừa trên đồ sứ ký kiểu thời Nguyễn
Vào thời Nguyễn (1802-1945), đồ sứ chủ yếu được đặt làm hay đặt mua từ Trung Quốc để đưa về Việt Nam, có thể tạm gọi chung là đồ sứ ký kiểu (ĐSKK). Ngoài yếu tố sử dụng, ĐSKK còn như món trân phẩm dành để thưởng lãm, bởi bao hàm những đề tài trang trí mỹ thuật với ý nghĩa phong phú, qua dạng đồ án hình họa vẽ trên đó, và thường kèm theo văn tự chữ Nho như thơ đề vịnh hoặc lời hay ý đẹp liên hệ với đồ án. Ở giai đoạn đó, người Việt ham chuộng kiểu văn hóa Nho gia, dù tư tưởng Phật giáo hay Lão Trang vẫn tiếp tục thẩm thấu. Những đề tài trang trí trên ĐSKK thời Nguyễn phần nào có thể xem như là hình thức thể hiện hệ tư tưởng ấy qua các hình tượng.
Phương án thiết kế thảm len trải sàn ứng dụng trong không gian nội thất
Thảm len trải sàn được làm từ loại xơ sợi mềm mịn, phủ một lớp sáp mỏng bên ngoài nên có khả năng chống cháy tự nhiên. Với nhiều ưu điểm về công năng sử dụng cũng như tính thẩm mỹ, thảm len đã trở thành sự lựa chọn của nhiều gia đình. Các nhà thiết kế, nghệ nhân cần phải nỗ lực sáng tạo, cho ra mắt những sản phẩm phù hợp với thị hiếu, luôn phát triển và thay đổi mẫu mã sao cho phù hợp với kiến trúc cũng như không gian nội thất của từng gia đình.
Nâng cao tính thực tiễn giảng dạy các môn lý luận chính trị ở bậc đại học
Nâng cao tính thực tiễn trong giảng dạy các môn lý luận chính trị ở bậc đại học hiện nay là một đòi hỏi tất yếu, không chỉ góp phần tạo dựng nền tảng tư tưởng vững vàng cho người học, còn giúp học viên, sinh viên vận dụng tốt hơn kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo được đào tạo vào thực tiễn nghề nghiệp và cuộc sống. Nâng cao tính thực tiễn trong giảng dạy các môn lý luận chính trị ở bậc đại học đòi hỏi phải bắt nguồn từ nhận thức vị trí, vai trò của môn học, sự nỗ lực cải biến nội dung, phương pháp giảng dạy không ngừng của đội ngũ giảng viên và sự đổi mới tư duy, tích cực vận dụng tri thức, liên hệ thực tiễn của người học.
Bảo tàng Công an nhân dân bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
Bảo tàng Công an nhân dân (CAND) là nơi lưu giữ và bảo quản các hiện vật về lịch sử truyền thống chiến đấu, xây dựng và phát triển của CAND Việt Nam, trong đó riêng hệ thống trưng bày bảo tàng đã giới thiệu gần 2.000 hiện vật đến với công chúng trong nước và quốc tế. Nơi đây khắc họa hình ảnh người chiến sĩ công an “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ” trong cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước.
Phát triển dịch vụ thông tin - thư viện tại trường Cao đẳng sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh
Dịch vụ thông tin - thư viện có chất lượng, hiện đại hóa, thân thiện phù hợp và đáp ứng nhu cầu của người dùng tin, là thước đo phản ánh chất lượng hoạt động của thư viện. Do đó, Thư viện trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP.HCM đang từng bước hoàn thiện các dịch vụ hiện có và phát triển các dịch vụ mới để có thể đáp ứng nhanh chóng, đầy đủ và kịp thời nhu cầu học tập, giảng dạy và nghiên cứu của người dùng tin.