• Thông tin tư liệu > Tư liệu trong nước

NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC

Bản sắc văn hóa dân tộc đã được coi như một trong những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, lý trí, sức mạnh của dân tộc, kết nối các cộng đồng người đoàn kết với nhau để cùng tồn tại, phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn bảo đảm sự ổn định, phát triển bền vững của quốc gia dân tộc. Vấn đề phát huy nhân tố con người trong giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở, tiền đề để đảm bảo cho sự phát triển ổn định, bền vững của đất nước, góp phần quảng bá hình ảnh con người, đất nước Việt Nam trên trường quốc tế.

VAI TRÒ CỦA GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG HIỆN NAY

Đội ngũ giảng viên lý luận chính trị (LLCT) có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo cũng như trong công tác tư tưởng của Đảng. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, đội ngũ giảng viên LLCT giữ vai trò nòng cốt, hạt nhân trong xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng cho người học. Trong công tác tư tưởng của Đảng, đội ngũ giảng viên LLCT là những chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, tuyên truyền và đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước góp phần bảo vệ chế độ XHCN. Do đó, đội ngũ giảng viên LLCT vừa là nhà giáo dục, nhà khoa học, vừa là nhà chính trị, nhà tuyên truyền.

HOẰNG HÓA, THANH HÓA, SỨC HÚT TỪ VĂN HÓA TÂM LINH

Trong gần 10 năm trở lại đây cái tên biển Hải Tiến thuộc huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh hóa đã trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu của khách du lịch cho những ngày nghỉ dưỡng cuối tuần hay các ngày nghỉ lễ ngắn hạn. Ngoài tiềm năng về nghỉ dưỡng đơn thuần, Hải Tiến còn mang trong mình những nét đẹp về văn hóa tâm linh rất đáng được chú ý.

TRUYỀN THỐNG BỘ ĐỘI CỤ HỒ TRONG XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC

Bộ đội cụ Hồ, danh hiệu cao quý mà nhân dân ta dành tặng cán bộ, chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam, phản ánh bản chất, truyền thống vẻ vang của quân đội và tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Việc giữ gìn và phát huy bản chất, truyền thống bộ đội cụ Hồ có ý nghĩa quan trọng đối với xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

DẤU ẤN CỦA PHỤ NỮ MIỀN BẮC TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ

Trong những năm 1964 - 1968, cùng với việc thay đổi từ chiến lược chiến tranh đặc biệt sang chiến lược chiến tranh cục bộ trên chiến trường miền Nam, đế quốc Mỹ đã mở rộng chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc, nhằm ngăn chặn sự chi viện sức người, sức của từ hậu phương cho tiền tuyền, cũng như cách mạng Lào, Campuchia. Trước tình hình đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo trực tiếp của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội phụ nữ các cấp, phụ nữ miền Bắc, cùng với việc đẩy mạnh mạnh lao động sản xuất, xây dựng hậu phương, chi viện tiền tuyến đã thực hiện tốt nhiệm vụ trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ, đưa cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam bước sang một giai đoạn mới.

PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC Ở THANH NIÊN QUÂN ĐỘI

Sinh thời, Hồ Chí Minh thường nhắc nhở: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nước nhất”(1). Quán triệt tư tưởng đó của Người, các đơn vị quân đội nói chung và trong thanh niên quân đội nói riêng thường xuyên coi trọng tổ chức các phong trào thi đua yêu nước. Trong các giai đoạn cách mạng, phong trào thi đua yêu nước trong thanh niên quân đội đã góp phần tích cực thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của cách mạng và quân đội. Trước đây, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, các phong trào thi đua yêu nước của thanh niên quân đội như: Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng, Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, Thi đua giết giặc lập công... đã góp phần làm nên những chiến công oanh liệt, đi vào những trang sử hào hùng của dân tộc và của quân đội nhân dân Việt Nam.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BẢN SẮC VĂN HÓA QUÂN SỰ VIỆT NAM

Văn hóa quân sự Việt Nam là sản phẩm được kết tinh lâu dài trong lịch sử dựng nước, giữ nước, giữ vai trò nền tảng tinh thần to lớn trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược, giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc. Nghiên cứu bản sắc văn hóa quân sự Việt Nam, tìm ra những giá trị cốt lõi, bản chất, sự ổn định trong tổ chức, hoạt động đấu tranh vũ trang trong hàng ngàn năm của dân tộc có ý nghĩa vô cùng to lớn. Điều này không chỉ cho thấy sức mạnh của dân tộc trong lịch sử giữ nước mà còn giúp chúng ta định hướng tăng cường sức mạnh bảo vệ tổ quốc XHCN hiện nay.

ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRONG CÁC TRƯỜNG QUÂN ĐỘI HIỆN NAY

Quán triệt quan điểm của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong các nhà trường quân đội, trọng tâm là ở các học viện, trường sĩ quan (HV, TSQ) hiện nay là vấn đề hết sức quan trọng, bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội, nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ sĩ quan đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới.

TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN VĂN HÓA NHÀ DÀI CỦA TỘC NGƯỜI Ê ĐÊ Ở ĐẮC LẮC

Xã hội ngày càng phát triển thì sự ra đời của các đô thị ngày càng nhiều. Việc đô thị dần dần thay thế nông thôn, ảnh hưởng, tác động tới các vùng ven đô, vùng núi, vùng sâu, vùng xa... có thể coi là một xu hướng tất yếu của xã hội hiện đại. Nhưng sự tác động của đô thị hóa đến văn hóa các tộc người hiện nay đang là một vấn đề cần quan tâm đặc biệt. Trong bài viết này, tác giả chỉ đề cập tới sự tác động của đô thị hóa đến nhà dài - một thiết chế văn hóa truyền thống của tộc người Ê đê ở Đắc Lắc hiện nay.