• Thông tin tư liệu > Tư liệu trong nước

VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TRONG BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA

Ở nước ta vấn đề dân tộc luôn gắn liền với vấn đề biên giới, bảo vệ biên giới quốc gia (BGQG). Giải quyết vấn đề dân tộc trong bảo vệ BGQG là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, đặc biệt quan trọng trong điều kiện của một quốc gia đa dân tộc nhằm giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội trên khu vực biên giới; phát huy sức mạnh toàn dân vào sự nghiệp bảo vệ BGQG. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, khi các thế lực thù địch, phản động đang triệt để lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá cách mạng nước ta, gây mất ổn định trên khu vực biên giới thì việc giải quyết vấn đề dân tộc trong bảo vệ BGQG càng trở nên rất quan trọng.

TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠO CÔNG GIÁO VÀ ĐẠO TIN LÀNH ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA XÃ HỘI CỦA NGƯỜI MÔNG Ở LÀO CAI VÀ ĐIỆN BIÊN

Theo báo cáo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân tộc Mông có 1.068.189 người (chiếm 1,24% dân số cả nước), nằm trong nhóm 5 dân tộc ít người có dân số đông nhất Việt Nam. Đồng bào Mông cư trú tại hầu hết các tỉnh, thành phố; trong đó, địa bàn phân bố đông nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc, giáp biên giới Việt - Trung và Việt - Lào (chiếm trên 95% tổng dân số dân tộc Mông ở Việt Nam). Kết quả điều tra thực trạng kinh tế xã hội của 53 dân tộc thiểu số do Tổng cục Thống kê và Ủy ban Dân tộc thực hiện năm 2015 cho biết tỷ lệ dân số theo tôn giáo của dân tộc Mông chiếm tới 19,7% dân số dân tộc này, ước khoảng 200 nghìn người. Có 2 tôn giáo ảnh hưởng lớn đến dân tộc Mông là Công giáo (chiếm 1,4% dân số) và Tin lành (chiếm 18,3% dân số). Người Mông theo đạo Công giáo và Tin lành phân bố ở các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc không đồng đều. Trong đó, hai tỉnh Lào Cai và Điện Biên là những địa phương có đông người Mông theo đạo Tin lành nhất.

100 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA (7-11): BÀI HỌC ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC CỦA CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI

Hồ Chí Minh khẳng định: “Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng tháng Mười đã dạy cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới nhiều bài học hết sức quý báu, bảo đảm cho sự nghiệp giải phóng triệt để của giai cấp công nhân và của loài người” (1). Một trong những bài học kinh nghiệm mà cách mạng tháng Mười Nga đã để lại cho người cách mạng hôm nay và mai sau là phải biết tổ chức, tuyên truyền, vận động đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ và tham gia cách mạng, thực hiện đường lối, khẩu hiệu của Đảng như Lênin từng kết luận: “Công nhân Nga có lẽ sẽ không thể giành được chính quyền từ tay giai cấp tư sản nếu không được cảm tình và tín nhiệm của những quần chúng bị áp bức ở miền ngoại vi nước Nga” (2). Cách mạng Việt Nam vì biết vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm này của cách mạng tháng Mười Nga nên đã đạt được nhiều thành công quan trọng.

THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở QUẢNG NINH

Phát triển nguồn nhân lực (NNL) trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế là một trong ba khâu đột phá của chiến lược chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế, xã hội; là nền tảng để phát triển bền vững, tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia của đất nước nói chung, từng địa phương nói riêng. Điều đó đòi hỏi, việc phát triển NNL ở tỉnh Quảng Ninh một mặt phải có tầm nhìn chiến lược tổng thể, lâu dài; mặt khác, cần có những định hướng, mục tiêu, biện pháp cụ thể, phù hợp với bối cảnh kinh tế, xã hội của địa phương và cả nước trong mỗi giai đoạn nhất định.

XÂY DỰNG VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI QUỐC PHÒNG VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY

Văn hóa đối ngoại quốc phòng là một một bộ phận cấu thành văn hóa đối ngoại Việt Nam, vừa thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, phong cách, thái độ và hành động của cán bộ đối ngoại, vừa thể hiện những giá trị phổ quát, chuẩn mực chung theo thông lệ, luật pháp quốc tế. Để xây dựng văn hóa đối ngoại quốc phòng cần phải thực hiện tổng thể nhiều biện pháp khác nhau, trong đó, cần chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại quốc phòng có đủ tài, tâm, tầm.

SỰ CHUYỂN ĐỔI SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN NÀ LẦU, LẠNG SƠN

Quan hệ thông thương giữa hai nước Việt Nam, Trung Quốc được mở cửa trở lại từ những năm 90 TK XX đã dẫn đến những thay đổi trong sinh kế của người Nùng Cháo ở Nà Lầu. Họ đã chủ động để thích nghi với bối cảnh chuyển đổi. Sinh kế của người dân thôn Nà Lầu hiện nay, nhìn một cách tổng thể không còn là một nền sinh kế hoàn toàn thuần nông mà một số dàn xếp văn hóa, xã hội, kỹ thuật đã xây dựng nên một nền đạo lý tự cấp tự túc để nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Điều này khiến sự tồn tại bền vững của họ được duy trì, song bên cạnh đó đã được tiếp tục bổ sung thêm một hệ thống các loại hình sinh kế mới.

NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC

Bản sắc văn hóa dân tộc đã được coi như một trong những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, lý trí, sức mạnh của dân tộc, kết nối các cộng đồng người đoàn kết với nhau để cùng tồn tại, phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn bảo đảm sự ổn định, phát triển bền vững của quốc gia dân tộc. Vấn đề phát huy nhân tố con người trong giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở, tiền đề để đảm bảo cho sự phát triển ổn định, bền vững của đất nước, góp phần quảng bá hình ảnh con người, đất nước Việt Nam trên trường quốc tế.

VAI TRÒ CỦA GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG HIỆN NAY

Đội ngũ giảng viên lý luận chính trị (LLCT) có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo cũng như trong công tác tư tưởng của Đảng. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, đội ngũ giảng viên LLCT giữ vai trò nòng cốt, hạt nhân trong xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng cho người học. Trong công tác tư tưởng của Đảng, đội ngũ giảng viên LLCT là những chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, tuyên truyền và đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước góp phần bảo vệ chế độ XHCN. Do đó, đội ngũ giảng viên LLCT vừa là nhà giáo dục, nhà khoa học, vừa là nhà chính trị, nhà tuyên truyền.