Thông tin tư liệu > Tư liệu trong nước
Nổi bật
Kinh nghiệm bồi dưỡng lối sống trách nhiệm, cống hiến cho sĩ quan trẻ nhà trường quân đội
Việc bồi dưỡng lối sống trách nhiệm, cống hiến cho sĩ quan trẻ (SQT) là hoạt động tự giác, có mục đích của các chủ thể nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà trường quân đội vững mạnh, góp phần củng cố quân đội ngày càng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.
Nâng cao văn hóa pháp luật cho công nhân lao động trong các khu công nghiệp
Văn hóa pháp luật của công nhân lao động trong các khu công nghiệp là toàn bộ các giá trị, hoạt động nhằm phát triển ý thức, hình thành hành vi chấp hành mệnh lệnh, lối sống theo Hiến pháp và pháp luật. Nâng cao văn hóa pháp luật cho công nhân lao động trong các khu công nghiệp là một trong những nội dung thiết thực để nâng cao chất lượng toàn diện của giai cấp công nhân Việt Nam trong tình hình mới, đồng thời trực tiếp thực hiện sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người mới xã hội chủ nghĩa.
Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo phát triển giáo dục phổ thông giai đoạn từ năm 1965 - 1968
Hà Nội là trung tâm giáo dục, đào tạo lớn nhất cả nước, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của người Hà Nội không những tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển của ngành Giáo dục Thủ đô mà còn là cơ sở để tạo nên bản sắc văn hóa, cốt cách thanh lịch của người Tràng An. Có được thành tựu như ngày nay, ngành giáo dục Hà Nội nói chung, giáo dục phổ thông ở Hà Nội nói riêng luôn được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố qua các thời kỳ. Trong đó, giai đoạn từ 1965 đến 1968 phản ánh sâu sắc bối cảnh lịch sử miền Bắc chuyển trạng thái từ thời bình sang thời chiến.
Xây dựng môi trường văn hóa quân sự của học viên sĩ quan các nhà trường quân đội
Môi trường văn hóa quân sự ảnh hưởng lớn đến sự hình thành, nâng cao năng lực làm chủ vũ khí, trang bị của sĩ quan. Việc xây dựng môi trường văn hóa quân sự chính quy, mẫu mực là đòi hỏi tất yếu, khách quan, cần phải được quan tâm chỉ đạo sâu sát về mọi mặt, nhất là xây dựng văn hóa trong quản lý, sử dụng vũ khí, trang bị; xây dựng môi trường và cơ chế dân chủ trong hoạt động giáo dục, đào tạo; tăng cường phương tiện kỹ thuật mới theo hướng “nhà trường đi trước đơn vị”, đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực làm chủ vũ khí, trang bị của người học.
Nâng cao vị thế của chính trị viên cấp phân đội ở đơn vị cơ sở quân đội nhân dân Việt Nam
Nghị quyết 51/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 20-7-2005 về “tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên trong quân đội nhân dân Việt Nam” đã làm cho vị thế của chính trị viên ở đơn vị cơ sở cấp phân đội quân đội nhân dân Việt Nam không ngừng được nâng cao, trở thành biểu trưng khuôn mẫu hành vi của quân nhân, được các thế hệ cán bộ, chiến sĩ trong quân đội noi theo. Vì thế, nâng cao vị thế của chính trị viên cấp phân đội ở đơn vị cơ sở sẽ góp phần quan trọng vào việc giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện về mọi mặt, nhất là về chính trị, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ.
Nghề nặn tò he ở Xuân La xưa và nay
Nặn tò he là nghề truyền thống của làng Xuân La, một làng quê chiêm trũng thuộc xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Từ một nghề để mưu sinh, tăng thu nhập, đảm bảo ổn định cuộc sống, nghề nặn tò he còn tạo ra sản phẩm là đồ chơi dân gian độc đáo, mang giá trị văn hóa cao. Ngày nay, nghề tò he đang từng bước thay đổi để theo kịp và đáp ứng được nhu cầu chơi của trẻ em trong xã hội hiện đại mà vẫn giữ được nét truyền thống của ông cha.
Nhân tố chính trị, tinh thần của cán bộ hậu cần quân đội trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
Sức mạnh chiến đấu của quân đội cách mạng là sức mạnh tổng hợp của nhiều nhân tố, trong đó, nhân tố chính trị, tinh thần giữ một vị trí đặc biệt quan trọng, góp phần củng cố, nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội, có ý nghĩa quyết định tiến trình và kết cục của chiến tranh. Ý nghĩa đó được thể hiện rõ ràng, sâu sắc trong luận điểm có tính kinh điển của V.I.Lênin: “Trong mọi cuộc chiến tranh, rốt cuộc thắng lợi đều tùy thuộc vào tinh thần của quần chúng đang đổ máu trên chiến trường” (1).